watch sexy videos at nza-vids!
tai game hay | Tai game | truyen ma | Truyen Ma | Truyen Cuoi | tai game mien phi
lưu ý:do một số vấn đề nên trang truyện teen sẻ chuyển về kenhtaigame.org các bạn nhớ cập nhật để đọc nhiều truyện hơn nhé doc truyen teen, doc truyen tieu thuyet tinh yeu và nhiều Doc truyen ma khác...hãy lưu lại và giới thiệu cho bạn bè nhé!!!

Bóng Hồn

Chương 11 Cậu đến rồi

Bóng tối sâu thẳm đến khó tưởng tượng đang quằn quại như một cơ thể sống, như một đầm lầy cổ đại sâu không thấy đáy, quá sâu đến mức làn nước cũng trở thành một mảng tối, đen kịt như mực tàu. Cái ga tàu hỏa hỗn loạn, chỗ nào cũng đầy người, khắp nơi đều như vậy. Ga Thường Đức cũng không ngoại lệ.
 Rời khỏi nhà ga, tôi lo lắng ngắm nhìn thành phố xa lạ này. Thành phố này nằm ở phía tây hồ Động Đình mấy năn nay phát triển rất nhanh, giống như những thành phố hàng đầu ở miền đông, khắp nơi là công trình xây dựng, chỗ nào cũng bụi mù, bầu trời cũng ngã màu xám xịt.
Bức thư để lại của Ôn Kiến Quốc không nói rõ làng Xạ Công ở chỗ cụ thể nào. Đi tìm ngôi làng này như mò kim đáy biển. May mà tiểu thuyết của anh ta để lại một dấu vết, anh ta nói đã khởi hành từ Trường Sa đến Thường Đức, đáng lẽ định đi chơi một chầu ở Vũ Lăng, Phượng Hoàng, nhưng vì lên nhầm xe ở Nguyên Lăng nên mới lạc đến làng Xạ Công. Rõ ràng lộ trình đến đây đã không được vạch sẵn. Ngôi làng quá nhỏ bé này không có trên bản đồ, nhưng dấu vết nói trên đã thu hẹp phạm vi tìm kiếm rất nhiều.
 Bức tượng Phật bằng vàng đó có còn dưới giếng không? Tôi không biết, còn Ôn Kiến Quốc thì khẳng định là chưa mang về. Một cảm giác kỳ lạ dường như đã mách bảo tôi rằng trong cái giếng bị đậy chặt bằng đá khối ở cái làng nhỏ bé hẻo lánh đó, pho tượng vàng nặng trịch vẫn còn.
 Phật vàng! Trên mười lăm kilogram. Nếu tìm không thấy thì cứ coi như đi chơi. Tôi tự gỡ ngượng, nghĩ sống đến tuổi này, đã đi khắp đông tây nam bắc nhưng chưa có lần nào được đi chơi.
 Tương Tây là vùng đất mở cửa kém, lâu nay chẳng phát triển gì, nhưng vùng Phượng Hoàng lại nổi tiếng vì chính sách bế quan tỏa cảng và đã trở thành điểm du lịch thu hút lượng khách đổ về đông. Ngày giáp tết cũng là những ngày vàng cho du lịch. Tôi cứ tưởng sắp được đến một vùng u tịch cho thư giản tâm hồn nhưng đâu có ngờ rằng nơi ấy, người đông nườm nượt chẳng khác nào chợ rau chợ cá.
Ra khỏi ga xe lửa, tôi ấn tay vào cái vali. Bên trong chẳng có thứ gì đáng tiền. Mấy bao thuốc lá, mấy bộ đồ thay đổi hàng ngày, cộng cả lại cũng chưa bằng tiến chiếc vali. Đường tàu đến Thường Đức quả thật là mệt dễ sợ. Con đường tiếp theokhông có tàu hỏa, cứ nghĩ đến việc đi bằng Ô tô xốc nảy người cũng đủ mất hết can đảm. Nhưng đã đến Thường đức rồi thì lẽ nào lại quay về. Vẫn còn may là đi đường thủy, chỉmột mạch là sẽ đến nơi. Tôi ra bến mua vé thuyền đến Nguyên Lăng, thời gian rời bến là 3 giờ 20 phút chiều. Tôi tìm một quán ăn nhỏ trên đường phố Thường Đức, gọi một món gì nhồi vào bụng, rồi châm một điếu thuốc lá, trầm tư suy nghĩ về chuyến đi.
Tôi xuất phát theo đúng lộ trình mà Ôn Kiến Quốc đã mô tả. Mấy hôm trước, tôi còn lưỡng lự nửa ở nửa đi, đôi lúc tôi chỉ biết ngồi cười cay đắng. Nhưng cuối cùng, tôi quyết định phải lên đường. Đồ ăn đã bưng lên, thức ăn Hồ Nam cho nhiều mắm muối nhưng tôi Vẫn thấy nhạt nhẽo, vô vị. Trong tôi lúc này chỉcòn bận tâm đến giấc mơ đó. Ân qua quýt, tôi đứng dậy trả tiền, rồi bước khỏi quán. Ngày trước, mỗi thành phố đều có diện mạo riêng của mình, mấy năm gần đây, khắp nơi đều đập phá nhà, xây lên những tòa nhà một kiểu như nhau. Tôi đảo một vòng quanh phố, rổi ra đợi thuyền. Thuyền ngược dòng Nguyên Giang rồi đi xuống phía nam, phong cảnh đôi bờ kỳ thú. đúng là núi non, sông nước đẹp vô cùng. Hầm mỏ, nhà máy rất ít, gần như chẳng có Ô nhiễm nào. Bế quan tỏa cảng cũng có cái hay của nó. Bầu trời đặc biệt trong xanh, tôi ngồi ở đuôi thuyền ngắm cảnh đôi bờ, thỉng thoảng lại gặp vài chiếc thuyền gỗ lướt qua hai bên. Khi vượt thác ghềnh, đám phu kéo thuyền lại quấn thừng vào vai giúp thuyền vượt qua. Nghe tiếng nhịp dô ta, dễ có cảm giác lạc về dĩ vãng.
Trời rất lạnh. Đứng trên mạn thuyền, gió sông thổi vào mặt giá buốt. Tôi rút một điếu thuốc lá, thò tay vào túi quần rút chiếc bật lửa nhưng lại đụng phải chùm chìa khóa. Chùm chìa khóa rất lớn, trùm kín chiếc bật lửa, tôi đành phải rút tât cả ra. Chùm chìa khóa có rất nhiều chìa nhưng phần lớn là của cơ quan, giờ đã trở thành vô dụng nhưng tôi chưa kịp vứt đi. Gió quá mạnh, bật mãi không được lửa, đang vào bên trong khoang tìm chỗ kín gió châm thuốc rồi sẽ quay ra, bỗng có cánh tay đưa ra:
 – Xin mời!
 Đó là chiếc bật lửa cao cấp có thương hiệu nổi tiếng. Sau tiếng kêu giòn giã, lửa đã bắt ngay, tôi nghểnh mặt lên châm thuốc và nói càm ơn.
 Đó là một người đứng tuổi vận chiếc áo gió hàng hiệu cao cấp, chắc hẳn là một người thành đạt đi du lịch. Ông ta bỏ bật lửa vào túi và mỉm cười bảo tôi:
– Đi chơi à?
 – Thưa vâng! – Tôi gật đầu.
 – Cảnh đơn côi không vợ, một người ăn no, cả nhà không đói, tranh thủ dịp này đi chơi một chút.
– Tuổi trẻ tuyệt thật! – Ông ta thở dài một hơi. – Ô’ vào cái tuổi của cậu, tôi còn phải đi kiếm cơm, làm gì có chuyện du lịch. T
ôi bỗng cười thầm đau khổ, tôi bây giờ đến bát cơm cũng chẳng kiếm được, nếu mục tiêu chuyến đi này không thành thì có nguy cơ trở thành kẻ bần cùng cũng nên. Tôi không định nói về chuyện này bèn đánh trống lảng:
– Ông anh, anh làm ở ngành nào?
Ông ta mỉm cười bảo:
 – Gì cũng làm, chủ yếu là đi khắp nơi kiếm ít đồ cổ.
– Chắc mệt lắm hả? – Chẳng dễ ăn gì! – Ông ta thở dài não ruột. – cũng may là bây giờ đã có chút kinh nghiệm, đỡ hơn trước nhiều rồi. Nhưng nếu nhìn sai thì lỗ vốn.
Ông ta ăn diện đàng hoàng, xem ra cũng chẳng phải là người làm ăn thua lỗ. Tôi hỏi:
– Nghề này dễ kiếm không?
 – Nếu vớ được món tốt, thế nào cũng kiếm được gấp mười mấy lần.
 Ông ta có vẻ không muốn nói nhiều về chuyện này; tôi cũng hiểu những người buôn đồ cổ đâu chỉ kiếm lãi gấp mười lần. Tôi nghe nói có tay buôn đồ cổ bỏ ra hai trăm bạc mua được bốn cánh cửa sổ chạm khảm hoa văn, sau đó đã bán được với giá mười mấy ngàn đô la Mỹ tại nơi bán đấu giá Tô Phúc. Nếu Iàm tốt, hoàn toàn có thể kiếm lãi gấp trăm ngàn lần.
Đoán chừng ông ta không muốn bộc bạch, tôi không tiện hỏi thêm. lm lặng hồi lâu, bỗng ông ta hỏi:
 – Cậu định đi đâu?
 – Nguyên Lăng.
– Nguyên Lăng hả? – Có vẻ như ông ta nhớ ra chuyện gì đó. – Đó là một nơi thú vị có nhiều kiến trúc cổ. Ý tứ câu nói đó cho thấy ông ta chắc chắn đã từng đi tìm kiếm đồ cổ ở Nguyên Lăng và đã kiếm được ối tiền nên mới đánh giá cao vùng đất này.
Vì tôi định đi Nguyên Lăng trước để dò hỏi thông tin, nên thuận mồm nói:
– À phải, thế ông có biết một ngôi làng tên là Xạ Công không?
– Tôi cũng đã đến đó. Thực ra tôi chỉ buộc miệng mà hỏi thôi, cũng chẳng thèm quay đầu nghe câu trả lời. Vừa nghe dứt câu nói của ông ta, tôi sững người, vội móc cuốn sổ tay ra, ghé sát rồi hỏi thêm:
 – Ở đâu cơ? Cái làng Xạ Công đó? Ông vẽ cho tôi cái bản đồ chỉ đường được không?
Không ngờ mọi chuyện lại trở nên thuận buồm xuôi gió đến thế, thậm chí tôi chẳng dám tin. Vẽ xong bản đồ cho tôi, ông ta bảo:
 – Đó là ngôi làng hẻo lánh, chẳng có gì đáng giá, may tìm được cái bát đời Hán có một góc mẻ chẳng bõ công, thế cậu đến đó làm gì.
Ông ta hỏi tôi vẻ hồ nghi, không dám nói thật, tôi thuận mồm nói:
– Có mấy người thân thích. – Nhưng vừa nói xong, tôi đã thấy hối hận vì nếu có người thân ở đó, sao lại chẳng biết đường. Nếu ông ta vặn lại, tôi sẽ không sao trả lời nổi. May mà ông này chẳng thèm đểý mà chỉdán mắt vào chùm chìa khóa của tôi.
 Cái ông ta để ý là chiếc nhẫn.
Chiếc nhẫn đó, hôm nay tôi không lùa lọt ngón tay nữa. Tôi không rõ lý do nữa, dù tôi cũng không nghĩ là mình béo ra. Tôi dùng nó làm cái vòng móc chìa khóa, khi đeo nó trên tay trông rất ngộ, nhưng khi làm vòng móc khóa lại rất đẹp. Tôi cười, định cất chùm chìa khóa vào túi thì ông ta vội nói:
– Cho xem chút được không.– Giọng của ông ta khô khốc, nếu tôi không cảm nhận nhầm thì trong giọng nói đó có ý tham. Tôi đưa chùm chìa khóa cho ông ta, ông ta lật đi lật lại rồi đột ngột hỏi:
 – Cậu lấy đâu ra cái thứ này? Câu hỏi đường đột này làm tôi mất vui. Tôi trả lời qua quýt: " Của bạn tặng đấy." Vừa nói tôi vừa đưa tay lấy lại chùm chìa khóa. Thấy tôi bỏ chùm chìa khóa vào túi, ông ta lại đột ngột hỏi:
 – Tôi trả một trăm, có bán không?
Tôi hơi giật mình:
– Cái này đáng tiền không?
Ông ta cười với chút thiếu tự nhiên:
 – Cũng chẳng phải là rất đáng tiền.- Ông ta nói xong, có lẽ nhận ra tôi có vẻ nghi ngờ nên mỉm cười.
– Cái nhẫn này chế tác rất tinh tế, có điểu trùng thư, có lẽ là đồ thời Chiến Quốc, gặp khách cũng phải được ba bốn trăm. Nhưng cái này sáng quá, màu gỉ, có lẽ là gỉ nước, rất có thể là đồ rởm.
– Điểu trung thư?.
–Tôi lại ngạc nhiên. Tôi không hiểu lắm về thư pháp nhưng tôi biết điểu trùng thư là một loại thư pháp rất cổ. Tôi đã xem kỹ chiếc nhẫn, phát hiện nhiều hoa văn được khắc rất tinh vi nhưng chẳng hiểu ra là cái gì. Từ trước đến giờ, tôi vẫn tưởng nó cũng như hoa văn trang trí trên các đỉnh đồng thau thời Thương Chu, thế mà lại thấy ông ta bảo là chữ viết.
Tôi lấy chùm chìa khóa ra hỏi:
– Cậu nhận ra thư pháp điểu trùng thư chứ? – Ông ta nuốt nước bọt rồi nói.- Tôi cũng chẳng nhận ra được.
Ông ta thiếu thật thà như vậy làm tôi hơi cáu, nhét vội chùm chìa khóa vào túi, nói :
 – Thế thì thôi vậy!
Ông ta chẳng nói gì, búng búng tàn thuốc lá. Gió sông rất mạnh. Tàn thuốc rơi ra chỉ là một sợi màu trắng xám nhưng chưa kịp chạm mặt nước đã mất tăm mất tích. Điếu thuốc của tôi đã cháy gần hết, hút tiếp cảm thấy nặng nồng, tôi quẳng đầu thuốc xuống nước, mắt dõi theo đốm lửa đỏ âm thầm tắt trong làn nước trong xanh. Ông ta cũng ném đầu thuốc lá và bảo:
– Đến giờ ăn rồi, đi thôi.
Trời sắp tới, vẻ u ám như sắp có mưa. Ngắm nhìn những dãi núi bất tận hai bên sông, tôi bỗng dưng nghĩ tới lời thơ Trúc Sơn:" Tráng niên thỉnh vũ khách đan trung".
 Ăn xong bữa cơm nhà thuyền vừa đắt lại vừa khó nuốt, tôi đã định bụng hỏi thêm người đó đôi điều về làng Xạ Công. Nhưng ông ta đã biến mất như bong bóng xà phòng. Đúng lúc đó trời bắt đầu mưa, tôi ngồi bó gối trong khoang khách, sán lại gần ngọn đèn đọc mấy cuốn sách. Nghe tiếng mưa rơi, tiếng sóng vỗ mạn thuyền, tôi cảm thấy mệt mõi và bắt đầu buồn ngủ, nhưng không dám ngủ.
 Khoang khách có tám giường, giường tôi ở sát góc. Bảy giường kia mọi người đều đã ngủ, tiếng ngáy đều đều như đã say giấc. Tôi đắp chăn, lôi trong túi ra một cuộn thừng tự buộc tay phải trước, kéo qua người, luồn xuống kẻ hở của chiếc giường sắt rồi dùng răng tự cố định tay trái vào phía bên kia.
Nếu ai đó trông thấy bộ dạng này ắt sẽ rất kinh ngạc, tưởng tôi là kẻ bất thường. Tôi vừa muốn cười lại vừa muốn khóc. Tự trói mình xong tôi nằm yên, nước mắt âm thầm chảy qua má.
Đêm đó, tôi mơ mình đã đến một nơi hoang vắng. Âm u, mưa ướt suốt sũng người, giá buốt. Không biết bao lâu sau tôi mới hiểu ra đó chỉ là giấc mộng mà thôi.
Khi thuyền đến Nguyên Lăng, trời còn chưa sáng. Sự ồn ào đánh thức giấc ngũ của tôi. Việc đầu tiên khi tỉnh dậy, tôi kiểm tra nút thắt còn chắc, chưa có dấu hiệu tuột. Tôi tự cởi trói trong chăn, mặc quần áo rồi ra khỏi giường, nhìn ra cửa sổ. Trên bến, đèn đuốc sáng trưng, một chiếc thuyền đang dỡ hàng.
 Trời còn sớm, thu nhặt đồ đạc, lên bến, ra đến đường phố, tôi còn cảm thấy hoa mắt nhức đầu. Có lẽ do tôi ngủ chưa đầy giấc. May mắn, tôi có tấm sơ đồ do tay buôn đồ cổ vẽ cho chiều qua. Từ Nguyên Lăng đến làng Xạ Công phải đổi nhiều tuyến xe, đoạn cuối cùng còn phải đi bộ. Khi bắt đầu hành trình, tôi cứ nghĩ mọi chuyện đơn giản nhưng lúc này lòng tin chẳng còn bao nhiêu. Ra bến Ô tô, mua xong tấm vé đến phố huyện nọ thì chiếc xe ca đã đợi sẵn trong bến. Tôi xách va li quần áo chui vào xe nhưng xe vắng tanh. Tôi ngồi một lát, bắt đầu ngũ gật, đang mơ màng thì xung quanh bỗng trở nên huyên náo. Họ là khách đi sớm, chuyện trò bằng tiếng địa phương, nghe không hiểu nỗi, cái rét ngọt đầu xuân, tất cả sao mà xa lạ. Tôi kéo cổ áo, co người lại, mong tạo được một thế giới riêng cho mình.
Từ Nguyên Lăng đi mất ba tiếng thì đến một phố huyện trực thuộc. Khi xe dừng lại, trời không mưa nhưng bầu trời nặng trĩu. Tới làng Xạ Công, mỗi ngày chỉcó hai chuyến xe, một chuyến chỉcòn mười mấy phút nữa là khởi hành, còn một chuyến thì đến một giờ chiếu mới xuất phát. Cảm thấy không vội, tôi bèn mua vé chuyên sau rồi đi dạo xem cảnh phố phường.
Thành trấn cổ xưa vùng Tương Tây này, nếu được bê về vùng duyên hãi thì chắc hẳn sẽ trở thành thắng cảnh cuốn hút khách du lịch lắm đấy. Nhà cửa, phố xá phầm lớn được Iàm từ cuối đời Thanh hoặc đầu thời Dân quốc, một số kiến trúc cổ có lẽ còn cổ xưa hơn.
Dạo xong một vòng tôi còn phát hiện ra một biển hiệu được gìn giữ rất cẩn thận, có đề bốn chữ "Lập Huyết Văn Trinh". Không rõ là điển cổ gì nhưng nhìn bốn chữ đó cũng đoán ra, nơi đây hẳn đã xảy ra một cuộc tranh chấp đẫm máu, Chữ "Huyết" khiến tôi cảm thấy không thoải mái trong lòng.
 Chọn một tiệm cơm sạch sẽ trên phố, tôi bước vào. Người hầu bàn với phong cách hơi cổ chạy lại mời chào. Thức ăn Hồ Nam được tiếng là ngon nhưng lại rất cay. Bữa ăn ở Thường Đức đã cho tôi một bài học, vì thế tôi cố gắng chọn những món ít cay nhất nhưng khi ăn vào miệng vẫn không chịu nổi. Tôi gọi món mì bò và hai chiếc nem cuốn thịt trân châu, thong thả ăn, mãi thả hồn bên cửa sổ, không còn nhớ mình đang ngồi nơi đâu.
 Mì Hồ Nam được làm bằng cách trộn bột sống với bột chín thành thứ sợi săn, cắn vào thấy hơi dai. Nem cuốn thịt trân châu thì dùng bánh đa bột mì gói thịt vào trong rồi cùng rán với xôi nếp trong chảo mỡ, rất cay nhưng vị lạ miệng. Ân món này, tôi có cảm giác như đang nhai giấy.
Đang ăn, bỗng có người lạ mặt xuất hiện. Không để ý, khi tôi ngẩng đầu lên thì người đó đã đi xa. Từ cửa sổ nhìn ra bên ngoài, thấy tất cả những người qua lại, ai cũng có dáng vẻ đờ đẫn, vội vàng như tôi.
 Tôi lắc đầu. Người tôi không có gì đặc biệt, tôi cũng chẳng có của nã gì cho xã hội đen để ý; có lẽ đó là những ý nghĩ lung tung.
Ăn xong, hầu bàn tính tiền, thức ăn ở đây không đắt. Tôi cho tay vào túi lấy tiền bỗng thấy hoảng. Dáng người đó rất quen nhưng tôi không sao nhận ra. Chẳng lẽ là... là tay cảnh sát họ Trần hôm đó? tôi đã bị công an để ý? Nhưng tôi lập tức dẹp bỏ ý nghĩ này. Cảnh sát chắc sẽ chẳng bao giờ nghi tôi vào trại tạm giam giết Ôn Kiến Quốc? Nếu không phải là cảnh sát thì người đó là ai?
– Mười ba đồng...
 Lời nhắc của tay hầu bàn cắt đứt dòng suy nghĩcủa tôi. Anh ta nhìn tôi với vẽ hoài nghi. Tôi thò tay vào túi mà mãi chẳng rút tiền ra, có lẽ anh ta tưởng là tôi muốn chạy làng. Tôi vội nói:
– Được, được rồi! – Moi tiền từ trong ví ra trả anh ta, tôi nhắc vali bước ra đường. Đến cửa, tôi ngoái đầu nhìn lại sau lưng.
 Con ngõ dài lát đá rộng chừng ba mét, hai bên là những cửa hàng nhỏ đã có lịch sử lâu đời, vẫn còn dùng chai thủy tinh miệng rộng làm đồ chứa hàng, bên trong đựng kẹo bánh, bích quy...
Đã gần giữa trưa, có một người đang ngồi trên bậu cửa để vặt lông gà, miệng ngậm điếu thuốc, ngân nga một điệu nhạc lưu hành ở địa phương, điệu bộ rất tự đắc. không có ai quen. Đối với tôi, mọi xó xỉnh của cái thế giới này đều toàn người xa lạ, chẳng có quan hệ gì. Tôi lắc đầu, thầm nhẫm tính giá trị của pho tượng vàng đó. Chỉ có mỗi cách ấy mới giúp tôi xua đuổi được những ý nghĩ lung tung, những nỗi sợ hãi vô cớ.
Bữa cơm trưa, tôi ăn không thấy ngon miệng. Tôi không ăn được nhiều, chỉ một lát sau lại thấy đói bụng ngay. Tôi tới một tiệm nhỏ mua hai gói sôcôla. Dù chă thích thú gì với loại kẹo này nhưng dùng nó đối phó với cơn đói cũng không đến nỗi nào. Ân được một gói đã thấy chán, tôi cất gói còn lại vào túi.
Một giờ chiều, chiếc xe ca bắt đầu lăn bánh. Tiếng máy chạy như muốn long cả ốc ốc vít, khói đùn ra làm người ta nôn mửa. Người ngồi xung quanh trò chuyện bằng tiếng địa phương, tôi không sao hiểu được, cảm giác như rơi vào hố bùn. Chiếc xe xóc tung người, chồm chồm tiến về phía trước. Tôi chen chúc trong xe. một cơn mệt mõi ập đến. Bầu trời bên ngoài u ám như sắp có mưa.
 Tôi chăm chú nhìn ra cửa sổ, cho đến khi trời đất mờ mịt. Tuy rất sợ ngủ quên nhưng dường như tôi đã rơi vào một cái đầm lầy, giãy dụa thế nào vẫn cứ chìm xuống cho đến khi bị chìm ngập.
"Cậu đến rồi"
 Một giọng nói bỗng vang lên. Tôi giật mình, âm thanh đó phát ra phía trên đầu, lẽ nào người đó ngồi trên mui xe. Chiếc xe này rất cũ kỹ. Mui xe làm giá hàng có thể cho người ta để đồ đạc, nếu trên đó có người ngồi thì thật khó hiểu. Nghi nghi, hoặc hoặc, tôi định ngẩng đầu nhưng đốt sống cổ khôgn thể cựa quậy như bị đúc cứng, chỉcòn cách ngước mắt nhìn lên. Tôi không hề bất ngờ khi chỉ nhìn thấy mui xe han gỉ, chiếc xe này hình như sắp đến ngày thanh lý. Tôi muốn cười nhưng bỗng ngạc nhiên nhận ra da mặt mình đã bị đông cứng không nhúc nhích được.
"Rốt cuộc cậu cũng đã về"
 Đúng là tôi đang ngủ mê. Vừa nghĩ tới những chuyện đó, tôi liền nhìn xuống đôi tay mình một cách có ý thức. Vết lằn do thừng vải buộc quá chặt đêm qua đã không còn dấu Vết, giờ chỉ là đôi tay rất bình thường. Nhìn ra xung quanh, cảnh tượng như trong phim câm có độ nét cao, tất cả mọi người đang giơ tay, múa mép nhưng không hề phát ra âm thanh.
Cảnh tượng quái đản này chỉ có thể xuất hiện trong cơn mê. Tôi nhớ rõ rằng tôi cũng đã từng mơ thấy những hình ảnh như thế. Đó là một buổi trưa hè mười mấy năm về trước, tôi đang ngồi trong phòng tự học thì mọi thứ trước mắt bỗng trở nên kỳ lạ và bí hiểm. Từ góc phòng, những hình người nửa trong suốt lũ lượt kéo ra, cho đến lúc tôi thét lên vì sợ hãi thì mới hiểu mình đã gục đầu trên bàn mà ngủ.
Đúng thế, một lần nữa, mọi thứ lại diễn ra.
Tôi tự nhủ mình như vậy nhưng vẫn thấy chẳng yên lòng. Giọng nói này quả thực đến mức không thể bảo là ảo giác. Hay là tôi đang trong trạng thái nửa tỉnh nửa mê vì đêm qua đi ngủ quá muộn.
Tỉnh dậy mau, trời ơi, tỉnh dậy mau!
Tôi mơ màng nghĩ. Lúc này xe đang chạy chậm như đứng yên một chỗ, người xung quanh cũng im phăng phắc như những pho tượng, nhưng tôi biết rằng, từ những cái miệng hé mở hay há hốc ra kia vẫn không ngừng thải ra mùi hôi thối, dưới lớp da của họ, dòng máu đặc quánh như hồ vẫn dâng lên hạ xuống như thủy triều. Thứ máu đó, quánh đặc và ngọt lịm như nước dưa hấu.
Đó là ảo giác.
 "Quả là cậu đã đến"
Như đập vỡ suy đoán của tôi, giọng nói này bỗng lại vang lên. Có thể nghe rõ giới tính của giọng nói, âm sắc cao nhưng không phân biệt là giọng đàn bà hay đàn ông. Mộng mị là sự phản ánh những quanh co của cuộc đời, nhưng tôi không sao tìm ra được giọng nói đó là của ai. Nó giống như giọng nói đã bị cố tình làm méo đi trong phim ảnh.
 Đây không phải là ảo giác. Tôi toan đứng lên nhưng toàn thân bị ép bởi vật nặng nghìn cân, không thể nhúc nhích. Đây phải chăng là cơn ác mộng? Tôi nghĩ. Trước mặt là một mảng tối, mọi người xung quanh như hóa đá.
Tôi ra sức giãy giụa để đứng lên nhưng cả ngón tay cũng không thể động đậy. Tôi ngạc nhiên nhìn xung quanh, những người đàn ông, đàn bà đó vẫn không động đậy, không, không phải không động đậy mà là cử động hết sức chậm chạp.
Miệng họ từ từ mở ra, khép lại, không phát ra âm thanh như đàn cá. Tôi lại giãy giụa như điên, giọng nói vang bên tai mỗi lúc một to biến thành một trận cười. Tiếng cười cất lên ở mọi nơi trong bóng đêm vậy. "Rốt cuộc là mày đã đến"
 
 Những âm thanh này được phát ra từ từ, vẻ như thỏa mãn lắm. Lời nói ra đầu ra đuôi như thể không giống với cảm nhận nhầm của tôi nhưng cảnh tượng chung thì lại quá phi hiện thực. Phải chăng đây là ảo giác của tôi, chắc hẳn là thế rồi.
Tôi nghĩ ngợi, thân xác càng nặng trình trịch, cái tối đen đang quằn quại như vật thể sống, có một thứ sâu thăm thẳm không thể tưởng tượng, giống như đầm lầy cổ, sâu không thấy đáy, sâu quá chừng, đến nước cũng trở thành đen kịt như mực tàu.
 "Đến đi, cậu đến đi."
Những âm thanh đó vẫn tiếp tục vang lên, độc địa, hãi hùng. Bàng hoàng, tôi thấy mình như đang đứng bên bờ vực sâu thăm thẳm. Tựa hồ như chỉđi thêm một bước là rơi xuống, thịt nát xương tan. Nhưng âm thanh đó vẫn lôi cuốn tôi, kéo tôi về phía trước, mặc cho hiểm nguy đang rình rập đe dọa.
Đúng là mộng mị chăng? Chắc chắn là như thế, như giấc mộng này sao mà thật đến thế. Không, tôi nhất định không được ngủ thiếp đi. Thần kinh của tôi đã căng ra như dây đàn, tôi biết, nếu ngủ say thì hậu quả sẽ như thế nào.
Tôi nhất định phải tính. Bây giờ tôi đang ngồi trong chiếc Ô tô, một chiếc xe cũ kỹ, xóc nảy người. Ngồi phía trên là một phụ nữ nông thôn đang ôm một chiếc làn, khư khư bảo vệ những thứ đựng bên trong. Đó có thể là trứng gà? Trứng gà sẽ nở thành gà con. Những quả không nở thì gọi là trứng ung. Mỗi quả trứng sẽ trở thành một chú gà con, đủ lông đủ cánh. Nếu đem những quả trứng chưa kịp nở thành con đem luộc, gọi là trứng lộn, đập ra có cả nước máu chảy ra, màu hồng. Nước máu có mùi vị tanh ngọt.
“Ôi”
Tự nhiên tôi như bị điện giật, dòng điện truyền khắp người, tôi đứng bật dậy. Giá hành lý ở ngay trên đầu, tôi đứng dậy quá nhanh, đầu va "rầm" vào hành lý làm cho đồ đạc trên đó cũng loảng xoảng phát ra âm thanh. Đầu đau buốt.
Mãi đến lúc đó tôi mới phát hiện ra mình đã kêu la thảm thiết. Bên ngoài, vẫn hoàn toàn sáng sủa. Đến một nửa số người trên xe tỏ ra ngạc nhiên ngây người, mồm há hốc vì sự kì quặc của tôi. Có lẽ họ cho là tôi bị điên, tôi cười chữa thẹn phân bua:
– Xin lỗi, tôi đang mãi nghĩ một chuyện, rất xin lỗi.
Mọi người đều thở phào nhẹ nhõm. Người phụ nữ nông dân mở tấm bạt ba lô đang đậy kín chiếc làn để ra soát đồ đạc trong đó. Trong xe chật chội và bí hơi, nếu tôi là một kẻ điên thì chẳng ai có thể yên lòng. Nhưng bây giờ tôi đã tỏ ra là một người hoàn toàn bình thường. Tôi ngồi xuống, chẳng thèm để ý đến người chung quanh đang lặng lẽ đoán mò, một số khác nhìn ra cửa sổ với vẻ lo âu.
 Đã sắp đến huyện có làng Xạ Công. Nhưng càng gần đến gần mục tiêu, sự hoảng loạn trong tôi càng thêm nặmg nề. Lúc mới đi, tôi cảm thấy chuyến đi này có lí do đầy đủ. Nhưng đến bây giờ, tôi thấy việc mình đến cái làng xa xôi hẻo lánh này thật vô nghĩa. Vì pho tượng vàng đó? Dạo trước, tôi từng đọc một mẫu tin ngắn nói rằng có một phụ nữ Nhật xem một cuốn phim Mỹ đã cho rằng báu vật Tây Tạng trong phim là thật và đã sang tận ơi để tìm. Hàm ý của mẫu tin này là: người phụ nữ đó có vấn đề về thần kinh. Nhưng tôi đã qua cái tuổi đọc truyện và coi những gì kể trong đó là thật, sao lại có thể chạy tới tận đây chỉvì pho tượng Phật bằng vàng mà Ôn Kiến Quốc nhắc đến trong tiểu thuyết kia chứ!
Không lẽ tôi cũng bị điên?
Điên rồi, tôi thật sự điên thật rồi.
Tôi đã tự nhận thấy biểu hiện bất thường của mình. Học trò trường trung học có thể chạy đến Thiếu Lâm tự học võ sau khi xem phim Thiếu Lâm Tự, chuyện này đã có tiền lệ. Những năm ba mươi của thế kỷ trước từng có chuyện một cậu bé nào đó, sau khi đọc xong tiểu thuyết kiếm hiệp đã tìm đến núi Nga Mi để học đạo. Tôi đã thành người lớn, mà cũng bị mê hoặc bởi cái tượng Phật vàng này sao? Nếu Văn Đán và bọn họ biết, chưa chừng cũng sẽ cười nhạo tôi.
Đầu óc đã tỉnh táo, cơn buồn ngủ đã tan biến. Dù thế nào cũng đã trót, không thể quay đầu lại. – Tôi tự trấn an. Thôi thì mặc chuyện gì đến cứ đến, tới làng Xạ Công hẵng hay. Tôi tiếp tục nghĩ theo chiều hướng đó để chữa thẹn cho mình, hi vọng mong manh có thể tìm ra tượng vàng.
Nhưng theo Ôn Kiến Quốc, cái giếng đó có người chết, còn Liễu Văn Uyên...Chuyện của Ôn Kiến Quốc đã kết thúc rất lặng lẽ. Tôi không thấy trong đó có hành động gì của Liễu Văn Uyên cả. Những lời Văn Uyên nói, chẳng giống chút nào với cung cách của người hiện đại, lại còn những cái chi chi kiểu vào dịp trăng tròn ngày rằm, giống như câu chuyện của những tay tiểu thuyết gia tầm thường, làm sao có thể coi là chuyện thật.
Nghe bình văn mà rơi lệ cho cổ nhân là chuyện nực cười, còn tôi?
Chưa chừng ở làng Xạ Công chẳng có tay Liễu Văn Uyên nào cả; chẳng hóa ra sẽ thành chuyện cười cho giới săn tin?
Tôi tự hành mình không chút thương xót, cũng không ngớt tự cười cay đắng. Nhưng mặc cho sóng gió tự nguyền rủa đang trào dâng, tự đáy lòng, một tiếng nói ngoan cường vẫn nhắc nhở tôi rằng: Ôn Kiến Quốc đã chết.
Không chỉ Ôn Kiến Quốc mà cả Lâm Bồ Lam cũng đã chết.
 Theo Ôn Kiến Quốc thì không những đây là chuyện có thật mà nếu muốn sống, tôi phải đến làng Xạ Công. Ôn Kiến Quốc đã viết như thế. Lẽ nào ông ta cũng đã chết. Tôi lại giật thót người nhưng may chưa hét thành tiếng! Tôi chỉ muốn thét, muốn gào thật to. Trong khoảmh khắc ấy, tôi biết được kết cục của Ôn Kiến Quốc.
 Đúng vậy, mỗi câu chuyện đều phải có một kết cục, Ôn Kiến Quốc đâu có phải là ngoại lệ. Nhưng liệu tôi có rơi vào trường hợp đặc biệt này không? Chính tôi cũng không biết nữa.
 Trời rất lạnh nhưng không khí trong xe bức bối. Còn tôi, tôi vẫn thấy rét, rét đến run người, rét đến mức đôi môi tê cứng. Hai bàn tay tôi chà sát như điên vào nhau, nhưng những ngón tay vẫn tê dại không còn cảm giác, trơ khấc như khúc gỗ.
* * *
Xe dừng lại, cuộn theo một đám bụi. Bến xe cũ nát, có lẽ còn sót lại từ hàng chục năm trước, ngoài cửa còn lại cái biểu ngữ từ thời cách mạng Văn hóa, màu đỏ của nó đã phai nhạt. Có lẽ chỉtrong những năm tháng loạn lạc đó, bến xe hẻo lánh này mới trở thành trận địa tuyên truyến tư tưởng cách mạng.
Tôi xách vali xuống xe, bị một đám bụi làm mờ mắt. Tránh sang một bên, thò tay vào túi móc ra một điếu thuốc lá rồi từ túi quần moi ra một chgiếc bật lửa châm thuốc. Nhưng động tác quen thuộc này làm tôi sửng sốt, túi quần trống rỗng, không bình thường, tôi thọc lại tay vào túi.
Chùm chìa khóa nặng trịch đã biến mất. Tôi ngán ngẫm, lúc này nó chẳng có tác dụng gì nhưng nếu mất đi, khi trở về, tôi sẽ phải đối mặt với sự khó chịu của chủ nhà, nhất là lúc mượn mẫu chìa khóa đi đánh cái mới. Chiếc xe đang định quay đầu chuẩn bị vào chỗ đợi khách. Tôi vội vàng đuổi theo hò hét:
– Đợi một tí.
Tài xế phanh lại, thò đầu ra cửa xe:
– Chuyện gì thế?
– Tôi mất chùm chìa khóa, cho lên tìm được không?
Anh tài tuổi chưa cao, tỏ vẻ thông cảm, vội mở cửa xe:
– Vào tìm nhanh lên, khách sắp lên rồi.
Tôi nhảy lên xe, thùng xe ngập ngụa vỏ trái cây, đầu thuốc lá, phân gà và các thứ khác chẳng khác gì sau một đêm cuồng hoang của thú vật. Tôi bước tới chỗ ngồi lúc trước, tìm kỹ trên sàn xe. Chùm chìa khóa nhét sâu trong túi quần, khó có thể rơi nhưng trong cơn mê sảng, có thể tôi đã vô tình làm nó văng đi đâu đấy. Tôi lấy chân bới đống vỏ trái cây, đầu thuốc nhưng không sao tìm thấy được. Không cam chịu, tôi tìm lại một lần nữa từ đầu xe tới cuối xe mà vẫn không có kết quả gì. Chùm chìa khóa ấy đâu có nhỏ bé gì, nếu rơi ở trên xe, chắc chắn tôi đã tìm thấy.
Người lái xe cầm chổi bắt đầu quét, khi tôi đi tới cuối xe, anh ta cũng sắp quét tới đó. Thấy tôi, anh ta vươn thẳng lưng hỏi:
– Đã tìm được chưa?
– Chẳng tìm thấy. – Tôi thiểu não – Chắc là rơi ờ nơi khác rồi.
 – Có gay lắm không?
– Cũng chẳng đến nỗi, xin cảm ơn!
Tôi nhảy xuống xe, nắng và bụi bên ngoài làm mắt tôi nheo lại. May mà chùm chìa khóa cũng chẳng phải tài sản to tát, chứ mất ví tiền thì tôi chẳng còn đường xoay sở. Giữa nơi xa lạ này, việc mất chùm chỉa khóa làm tôi cảm thấy có điềm chẳng lành. Còn cái nhẫn đó, vì được dùng làm vòng móc khóa nên cũng mất theo luôn. Theo lời tay buôn đồ cổ thì cái nhẫn đó cũng được món tiền, kể ra cũng hơi tiếc.
Từ đây đến làng Xạ Công còn mười mấy dặm, theo sơ đồ tay buôn đồ cổ đó vẽ thì có một đoạn tôi buộc phải đi bộ hoặc phải bắt xe.
 Tôi dự kiến nếu không bắt được xe thì quay lại mua vé về Nguyên Giang ngủ trọ một tối, đảo một vòng ngắm cảnh thị trấn cổ. Chuyến đi cũng chẳng đến nỗi mất công
Tôi đang bước ra phía ngoài, thì người lái xe đang bê sọt rác, chạy lại gọi lớn: – Này ông anh, đi đâu thế, đánh mất chìa khóa không sao chứ? Nhiệt tình của ông bạn lái xe làm tôi cảm thấy ấm lòng, tôi cười cười nói:
– Cũng chẳng sao, tôi định đi hỏi xem có xe đến Xạ Công không?
Anh ta nhăn mày, tôi đang e ngại việc anh ta hỏi cặn kẽ lý do tôi đến làng Xạ Công thì anh ta lại nói:
– Phải rồi, vừa may cậu hai tôi tuần nào cũng đến đó thu gom ít hàng hóa, hôm nay là đúng ngày. Để tôi gọi điện hỏi ông ấy xem, nếu ông ấy chưa đi, anh có thể bám xe.
Tôi sững người. Tôi chẳng thấy phấn chấn chút nào mà còn thầm mong anh ta không liên lạc được với ông cậu để có thời gian thong thả ngắm cảnh. Anh ta đã vào văn phòng bến xe để gọi điện, lát sau vui vẻ quay ra bảo:
– Có rồi, có rồi, cậu ấy sẽ đến ngay, đợi ở đây nhé!
 Tôi hỏi:
 – Thế có bất tiện không?
Anh ta cười bảo:
– Đáng kể gì. Anh cứ đợi ở đây là được rồi, đằng nào thì cũng thuận đường. Chút nữa tôi đi rồi mà cậu hai tôi vẫn chưa đến, thì khi thấy chiếc xe ba bánh tới, anh cứ nói là A Đông bảo cho anh đi nhờ.
Tôi cười miễn cưỡng:
– Vậy xin cám ơn anh!.
– Nhưng thực ra trong bụng chẳng cảm thấy ơn huệ gì, mặc dù hiểu rất rõ thiện chí của người ta.
Vừa dứt lời, tù góc đường vọng tới tiếng động cơ ầm ầm của xe máy, anh ta vội lao ra:
– Cậu Hai ơi, cậu Hai!
Đó là chiếc xe ba bánh, loại xe này nay không còn thấy ở vùng duyên hải. Nó là một chiếc mô tô ba bánh có trùm bạt. Người lái cũng là một thanh niên tuổi trạc hai mươi, nghe lái xe gọi bằng cậu, tôi cứ ngỡ là một ông già.
 Chiếc xe đỗ lại, người cháu đến bên nói:
 – Này, cậu đi xạ công chứ gì, anh này cũng cần đến đó, cậu cho ahn ấy đi theo một đoạn.
Tôi bước về phía trước, chìa một điếu thuốc mời anh ta:
– Nếu không tiện thì cũng chẳng sao đâu, tôi tìm cách khác cũng được thôi.
Anh ta nhận điếu thuốc rồi cài lên tai:
 – Lên đi, chúng tôi đến đại đội còn cách cái làng đó hơn một dặm đường, đoạn đó anh đành đi bộ Vậy nhé.
Tôi cười:
 – Được rồi, được rồi, không sao đâu, cảm ơn anh!
Tôi chui vào trong xe, xe không đến nỗi chật lắm, nhưng vừa ngồi tôi đã thấy gò bó. Anh ta đạp cần
khởi động và nổ máy, tôi chào cám ơn người lái xe ca, còn chưa ngồi ấm chỗ thì chiếc xe đã phát ra
một tiếng "khục", đùn ra phía sau luồng khói dầu và lao về phía trước.

 


» Quay lại mục truyện trước
Tuyển tập nhửng video clip quay lén
Đoc truyện ma

tags: truyen ma,doc truyen ma,truyen cuoi,truyen tieu thuyet tinh yeu,truyen tuoi teen,truyen cuoi dan gian,truyen ma kinh di,tong hop cac loai truyen,sms kute,sms dep,sms y nghia

doc truyen ma truyen truyen