watch sexy videos at nza-vids!
tai game hay | Tai game | truyen ma | Truyen Ma | Truyen Cuoi | tai game mien phi
lưu ý:do một số vấn đề nên trang truyện teen sẻ chuyển về kenhtaigame.org các bạn nhớ cập nhật để đọc nhiều truyện hơn nhé doc truyen teen, doc truyen tieu thuyet tinh yeu và nhiều Doc truyen ma khác...hãy lưu lại và giới thiệu cho bạn bè nhé!!!

Bóng Hồn

Chương 2 Bóng sống

Trong buồng thang máy đèn sáng trưng, mọi thứ đều sạch sẽ nhưng trống trơn, tuồng như nếu bạn đi quá ra ngòai, chỉ một bước chân thôi là rơi ngay xuống một vực sâu thâm thẩm. Trước đây tôi từng trải qua một cơn ác mộng... tôi mơ thấy mình đang đi trên đường, chợt bị hụt chân và cả người rơi tõm xuống tầng sâu hun hút tưởng chừng sẽ không bao giờ chạm tới đáy. Giấc mơ vẫn cứ bám riết lấy tôi, dai dẳng, chẳng khác gì một lớp nhựa bao bọc quanh người mình thành cái tổ kén không sao thoát ra được nữa. Giấc mơ này tôi đã mơ đi mơ lại nhiều lần rồi, không biết có phải vì từ thuở nhỏ tôi đã mắc chứng sợ hãi độ cao mà di chứng của nó còn tới bây giờ?

Tôi đưa tay lên gãi đầu, xua tan cơn buồn ngũ rồi bước vào.

Thang máy chạy xuống từ từ, phát ra những tiếng 'lục cục" khô khỏng của kim loại. Mới đưa vào sử dụng mấy năm mà đã kêu lọc xọc như vậy, chắc nó không phải loại tốt. Cánh cửa tự động khép lại và người đứng ở trong này cứ như bị tách biệt khỏi hiện thực ngoài đời. Trong thế giới bị bao quanh bởi khung thép vẻn vẹn hai mét vuông, còn lại mỗi mình tôi.

Thang máy tiếp tục xuống thấp. Lúc nó mới khởi động đi lên tôi đã có cảm giác mình bị mất trọng lượng, thấy chóng mặt khó chịu. Nếu không vì ngại cầu thang tối mù mù và dài dằng dặc thì tôi thà cứ đi bộ một mạch xuống dưới kia còn hơn là đi thang máy. Thú thật rằng tuy đã lớn tuổi rồi nhưng tôi vẫn rất sợ bóng tối, sợ bỗng nhiên bị bỏ lại ở chỗ tối một mình. Và không hiểu sao, hôm nay, nỗi sợ trong lòng tôi cứ dâng lên dày dẵc như sương mù trong đêm. Vì sống một mình nên tối nào đi ngũ tôi cũng để đèn và trước đó tôi thường đọc sách cho đến khi chìm vào giấc mộng lúc nào không hay.

May mà thang máy vận hành suôn sẽ, ít ra thì trong đọan đường đi ngắn ngủi này cũng không có chuyện gì xảy ra với tôi. Đúng lúc cửa thang máy mở ra, tôi thấy như mình vừa sống lại và phóng vội ra khỏi cửa giống một kẻ đang chạy trốn. Bên ngòai đông đúc và náo nhiệt, khách bộ hành và xe cộ qua lại như mắc cửi nhưng bầu không khí thì giá rét và ngột ngạt mùi xăng dầu. Siêu thị mở ngay ở tầng trệt của tòa lầu. Nhà xuất bản dịp này đang bận sửa sang để đón Noel. Người ta dựng lên ở phía trước cửa hàng hai cậy thông treo đèn kết hoa, trang trí màu sắc rực rỡ, có cả cánh hoa bông làm giả những bông tuyết. Ở Trung Quốc, tuy số người theo đạo Cơ đốc không nhiều, nhưng đã là thương nhân thì ai cũng mong lấy ngày lễ ngày tết làm dịp kinh doanh kiếm lời.

Tôi vài siêu thị mua hai bọc mì ăn liền; vào giờ này đã hết xe tuyến nên gọi taxi về nhà. Ngồi vào xe rồi tôi vẫn còn kịp ngỏanh lại, để ý thấy nhiều phòng của tòa nhà xuất bản vẫn còn sáng đèn. Chả là những đơn vị thuê nhà ở đây gồm nhiều công ty, có cả những công ty tôi không biết tên, song ngoài Lý Đĩnh ra, tôi biết chắc có một vài công ty khác nữa cũng đang mãi làm theo ca.

" Biết đâu chẳng có một chàng trai nào đó đến đón cô ấy về" - Nghĩ vậy, tôi thấy chua miệng. Cá đi với cá, trôm hợp với tôm và ếch sẽ phối với ễnh ương. Nếu đem Lý Đĩnh sánh với tôi thì tôi chẳng qua chỉ là một gã đồng nghiệp quèn, không cần tính đến.

Về đến nhà, tôi đun nước sôi để đun mì. Thường thì tôi hay ra quán fastfood ăn qua quýt cho xong bữa. Họa hoằn lắm mới mua chút đồ ăn về tự nấu lấy. tuy vậy, gặp phải hôm rét mướt như thế này, tôi thà ăn một bát gọi là láo nháo nhưng nóng hôi hổi như thế này còn hơn.

Chờ nước đun sôi, tôi bật vi tính định sẽ kết nối mạng. Chả là với các chàng độc thân kiểu như tôi vốn có rất ít trò giải trí. Tiền lương tháng, ngoài để nuôi miệng, trả tiền thuê nhà và gởi chút ít về quê cho cha mẹ ra, số còn lại chỉ vừa vặn để nuôi thân. Chưa kể nếu tính chuyện mua nhà thì sẽ phải xoay xở làm sao đuổi kịp giá nhà đất không ngừng tăng. Vậy nên tôi thà theo hầu người tiên để tu đạo, sống nơi khe sâu còn hơn.

Sau khi nối mạng, tôi mở chương trình QQ. Chờ đấy, tôi sẽ phải sưu tầm một số tư liệu để viết truyện ngắn, gọi là đủ chi phí cho thuốc lá và nhân đó tập viết luôn, chứ không phải chỉ nhằm mục đích kiếm thêm tiền.

Chương trình QQ vẫn chớp lập lòe, đợi đăng nhập. Bữa nay không biết việc kết nối có trục trặc gì không mà sao khó đăng nhập thế. Nhưng cũng chẳng hề gì, tôi chỉ làm theo thói quen thường ngày. Vả lại dạo này tôi không màng đến chuyện thư đi thư lại với các bạn bè, ngoài một số tác giả là cộng tác viên gần gũi với tôi.

Tôi mở phần truyện ngắn đang viết dở, định ngày hôm nay viết thêm đọan nữa. Đột nhiên QQ nổ một hồi chuông "pip...pip" báo hiệu đăng nhập đã xong và trên màn hình xuất hiện danh sách cửa sổ thư đến, gồm số thư lưu của bạn trên mạng gửi đến cho tôi. Và lần này số thư gởi nhiểu hơn so với tất cả các lần thư gởi trước đây. Chưa kể tòan bộ số thư này đều của cùng một người gởi đến, và tôi chưa biết đó là ai. Lúc này tôi bắt đầu mở cửa sổ thông tin.

Bức thư của Ôn Kiến Quốc gởi đến với tấm ảng Icon, Avatar mà anh ta sử dụng là một chàng trai có gương mặt thông minh sáng sủa, khác hẳn với dung mạo ngoài đời của ông ta. Tôi không biết ông ta có việc gì khẩn cấp đây? Dòng chữ đầu tiên tôi đọc được là:

- Ông có ở nhà đấy chứ?

Tôi điểm tiếp thư sau. Hàng chữ hiển thị rõ ràng: "Cứu tôi với" - không có dấu chấm than. Lạ thay - Ôn Kiến Quốc viết gì cũng rất chau chuốt và cẩn thận cơ mà. Không biết vì sao tự nhiên ông ta lại đổ đốn ra thế. Có lẽ nào vì anh ta viết quá nhiều tiểu thuyết kinh dị nên dẫn đến suy nhược tâm thần như vậy.

Những dòng thông tin tiếp theo, hầu hết là những thư lưuvới nội dung na ná như nhau, cả thảy có tới bảy, tám bức mà chỉ có duy nhất một người đứng tên gởi mang triệu chứng "Hyste'rie" bị kích động dữ dội tới mức hoảng loạn ngông cuồng. Đọc đế đây tôi thấy lo lắng, hay Ôn Kiến Quốc gặp chuyện chẳng lành? nhưng cũng đã quá muộn và chúng tôi chẳng phải diện thân tình, nê7n không thể lần mò tới tận nhà anh ta giữa đêm hôm khuya khắt như thế này được. "Ông đang gặp chuyện gì thế?" - Tôi gởi thư trả lời. Đoán biết ông ta không có trên mạng nên tôi nghĩ mình chưa thể nhận được câu trả lời ngay lúc này. Tôi víet, chẳng qua để tỏ ra mình cũng chí tình và chu đáo, nào ngờ thư vừa gởi đi thì trên chương trình QQ chợt xuất hiện Icon đại diện và tiếng kêu cứu: " Cứu tôi với, mau cứu tôi đi! Chúng nó tìm thấy tôi rồi!"

Tiếng kêu cứu thảm thiết khiến tôi càng thêm hoang mang.

"Kẻ nào săn lùng ông vậy?"

Giữa tôi với Ôn Kiến Quốc tuy không phải chỗ thân tình sâu đậm nhưng cũng là mối quan hệ biên tập với tác giả lâu năm. Tôi hiểu rất rõ, xưa nay, không bao giờ ông ta tỏ ra nhiễu sự cả, hầu như lúc nào cũng ung dung bình thản. Hơn nữa ông ta không có thói chơi bời hoang phí. vậy kẻ thù cũa Ôn Kiến Quốc là ai? Chuyện này thật khó hiểu.

"Chúng nó là ai đây? Rốt cuộc chuyện gì đã xảy ra?"

Mặc kệ những tin nhắn mà tôi dồn dập gởi đi, Ôn Kiến Quốc vẫn không một lời đáp trả. Và bỗng nhiên, biểu tượng Nickname của ông ta vụt tắt. Hoặc là ông ta không còn Online nữa, hoặc ông ta đang đăng nhập theo cách giấu mặt. Tôi đóan chừng Ôn Kiến Quốc đã bị bệnh gì nặng lắm, chỉ còn đủ khả năng gởi đi một câu cầu khẩn không đầu không đuôi. Nghĩ thế, tôi gởi thêm cho ông ta một Email nữa song chờ đến mõi mắt vẫn không có hồi âm gì.

Đành cứ thây kệ anh ta. Kiểu người như ông ta, không ai hiểu được. Biết đâu vì viết truyện hoang đường nhiều nên ông ta bị tẩu hỏa nhập ma rồi? Có điều tôi tự hỏi là dạo này, không ngày nào tôi không nằm mơ thấy Ôn Kiến Quốc. Phải chăng vì cuốn tiểu thuyết tôi đặt hàng với ông ta vẫn còn dở dang đã khiến tôi phải bận tâm và hay nghĩ đến. Đang mãi suy nghĩ, chiếc ấm điện bỗng kéo còi báo nước sôi. Tôi đổ nước ngâm mì cho chín, hai gói liền. Rồi tôi bưng bát mì đan gbốc hơi nghi ngút trở lại bàn máy tính. Đây vốn là mì hương có hạng, tuy chỉ thuộc loại thực phẩm bình dân nhưng nhìn bát mì nóng hôi hổi, tỏa hương thơm lừng cũng đủ khiến tôi thấy đói cồn cào. Tôi bật Tivi, chương trình phim địa phương đang chiếu một bộ phim thuộc thể loại náo kịch của Hồng Kông.

Xem được một lúc, bát mì trên tay nguội dần. Tôi thong thả ăn từng gắp một... Dù bao bì gói mì ăn liền muôn màu muôn vẻ nhưng bên trong chúng đều có một hương vị giống hệt nhau. Gia vị mặn đến độ có thể đem muối dưa được, tất nhiên là phải gia giảm thêm chút ít rau xanh, củ cải khô và vụn thịt băm nữa. Vậy mà người sản xuất không biết dơ đã làm bao bì đủ màu sặc sỡ và hoa văn bắt mắt để thu hút khách hàng, còn gọi đó là mì ăn liền hải vị tươi sống nữa. Biết vậy đấy, nên dù ăn không thật ngon miệng mà có được bát mì rẻ tiền lót dạ thì cũng ít nhiều tăng thêm được lượng calo trong người, rồi bạn sẽ thấy khoan khoái dễ chịu ngay. Ăn xong bát mì cũng là lúc bộ phim náo kịch bắt đầu nhàm chán, tôi đứng lên, ấn nút tắt video, đổ chút nước nóng còn sót lại ra chậu để rửa chân trước khi đi ngủ.

Ngồi rửa chân, tôi mãi nhìn các vách tườngđã cũ nát vì phai màu năm tháng. Trong tôi nhói lên một nỗi xót xa. Tôi đã thuê ngôi nhà này với giá bốn trăm tệ một tháng, kể cũng phù hợp với số thu nhập ít ỏi của tôi. Bỗng nhiên tôi nhớ lại hồi mình còn nhỏ, lúc nào cũng thích thể hiện, huênh hoang và nói những lời khoe khoang rỗng tếch. Dẫu sao, thời ấy cũng qua rồi.

Tôi đem nước rửa chân đổ xuống hố xí máy. Tiếng nước hút mạnh nghe "ùng ục", tưởng như ở phía dưới có con quái vật gì to lắm.

Tôi đi ngũ. Trong giấc ngũ, tôi gặp toàn những cơn ác mộng. Tôi đứng cho vơ trên bậc thềm đồ sộ và Ôn Kiến Quốc, một lần nữa lại có mặt trong giấc ngũ của tôi. Còn tôi, ngay cả trong chiêm bao cũng ý thức được mình đang mơ. Không mơ về những người đàn bà có thân hình gợi cảm, uyển chuyển, điều này làm tôi mất hứng. Ôn Kiến Quốc đứng ở bậc thềm trên cao đang cố nói cho tôi nghe một điều gì đó, giống như trong một bộ phim câm vậy, mọi cử chỉ và động tác của ông ta thật rõ ràng, sôi nổi nhưng chẳng có một tiếng động hoặc âm thanh nào vọng lại. Tôi trông thấy Ôn Kiến Quốc hoa tay múa chân như điên như dại rồi tòan thân ông ta bị ngập sâu dần trong bình mực đen ngòm và tan biến. Chỉ còn lại mình tôi, không cảm giác.

Tôi tỉnh giấc bởi tiếng chuông đồng hồ báo thức. Mới sáu giờ rưỡi, từ đây đến chỗ làm việc phải mất nửa giờ đường đi nên tôi thường dậy sớm. Mùa đông trời sáng rất muộn, sáu giờ rưỡi trời còn tối và bầu trời như được láng lên một lớp keo pha lẫn mực đen. Ngẫng đầu nhìn lên trời, bất giác tôi lại nghĩ tới giấc mộng về Ôn Kiến Quốc đêm qua.

Khi mơ, dù ly kỳ đến mấy đi nữa thì mọi người cũng chỉ coi như những câu chuyện thóang qua. Nhưng với tôi, mỗi lần nhớ lại giấc mơ về Ôn Kiến Quốc thì lại thấy vô cùng khủng khiếp. Trong mơ, ông ta đâu còn là một con người, tòan thân như được làm bằng sáp, thương tích mở miệng lỗ chỗ như những tổ ong, chứng tỏ ông ta từng bị cắn xé rất nhiều. Thế nên trong mơ, tôi thấy ông ta giống con ác quỷ trong sách cổ, bị trời phạt giam xuống địa ngục để chịu tội. Thân làm đàn ông như tôi mà nằm mơ thấy Ôn Kiến Quốc, chắc chắn có điềm gở, vả lại tôi đâu có khuynh hướng đồng tính. Chẳng hạn đi trên đường, nếu tôi gặp một chàng điển trai và một cô gái đẹp thì hai mắt tôi chắc chắn sẽ bám riết lấy cô gái không thể rời. Vậy mà không hiểu sao tôi cứ mơ hoài đến con người ấy và hắn gần như hóa thành một nỗi ám ảnh trong tôi. Tôi vẫn còn nhớ, trước kia mình đã đọc một cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng. Trong đó kể rằng có một người có khả năng đi vào giấc mơ của người khác để lấy cắp thế giới nội tâm của họ. Nhưng Ôn Kiến Quốc lấy đâu ra bản lĩnh ấy? Thế mà sao tôi vẫn có cảm giác như ông ta đang tìm cách đánh cắp nội tâm của mình vậy? Chẳng khác nào một người đi bộ trong đêm tối bất chợt phát hiện có người rình mò, đứng ngấp nghé ở chỗ rẽ đầu ngõ, lẳng lặng theo dõi mình.

Tôi đi đánh răng. Tự nhiên tôi thấy rát họng, có dấu hiệu bị ốm rồi. Rửa ráy xong tôi xuống gác và ra ngòai mua ít đồ ăn sáng, sau đó đáp chuyến xe búyt đến công ty làm việc. Hôm nay mọi người đi làm việc ở bên ngoài đều đã về cả. Văn phòng hôm qua vắng teo, nay bỗng nhiên nhộn nhịp hẳn lên. Tôi ngồi vào bàn vi tính, bật máy duyệt lại bản "Morat" làm hôm qua xem có cần sửa chữa gì không? Bỗng có ai vỗ vai tôi , nói:

- Khang đấy à, hôm qua chuyện trò tình cảm với cô Đĩnh đến đâu rồi?

Đó là một người bạn đồng nghiệp mang bí danh Văn Đán (nghĩa bóng là Quả Bưởi) - Chúng tôi gọi như vậy vì anh có khuôn mặt tròn, làn da bóng và giọng nói chua loét.

- Chưa đi đến đâu cả. vẫn việc ai người nấy làm thôi - Vừa nói tôi vừa chìa ra tập bản bông cho anh ta xem.

- Đừng hòng lừa tôi nhé. Hoa khôi của chúng ta hôm nay không đến công ty, cậu biết tỏng đi rồi, có chuyện gì xảy ra chứ? - Hắn cười, vẻ ranh ma.

- Không đến làm việc là thế nào? - Tôi dừng tay giữa chừng - Có chuyện quái gì đây?

- Vừa nãy cô ấy gọi cho Giám đốc xin nghỉ ốm một ngày - Anh ta lại phá lên cười khoái chí.

- Hôm qua hai người cùng đi với nhau, lẽ nào cậu không nhận ra cô ấy không được khỏe?

"Lý Đĩnh ốm thật ư? Hôm qua cô ấy còn ...tươi tắn lắm mà..." Chỉ một chút nữa là tôi buột miệng nói ra nhưng đã kịp ngăn mình lại. Cứ tình thật mà nói, có khác gì để cho người ta bắt thóp mình. Tôi thì chẳng sao, chỉ e Lý Đĩnh nghi cho tôi tung tin nhảm nhí, thế nên tôi nói luôn:

- Thế có gì là lạ. Ăn ngũ cốc sinh bách bệnh, ai rồi cũng phải có lúc bị trái gió trở trời chứ!

- Gớm chưa, sao lại khéo chọn thế, không sớm không muộn, đúng sau khi đi chơi với anh suốt một ngày thì kêu ốm.

Văn Đán bóng gió, nhưng vẫn cười nhăn nhở. Dáng chừng gã này đang ghen đây. Dẫu chẳng là gì nhưng hắn cũng đang chết mê chết mệt Lý Đĩnh; trong khi đó cô nàng lại tỏ vẻ thờ ơ.

- Vớ vẫn thật đấy! - Tôi đâm ngán ngẫm - Anh biết rồi còn gì, tôi vốn nghèo lại xí trai, Lý Đĩnh trông mong gì ở tôi nào?

Hắn đưa mắt nhìn tôi gật gù:

- Ừ, cậu nói nghe cũng phải lắm

Hắn tỏ vẻ thông cảm, đồng tình nhưng chỉ khiến tôi cảm thấy khó chịu hơn. Lời nói thật lòng mà nghe có nhát dao cắm phập vào người vậy.

Tôi cho in bản bông tập tiểu thuyết rồi lấy một bản chuyển lên phòng Giám đốc, vốn dĩ đây là một tập san nhỏ nên Giám đốc là người cuối cùng chịu tòan bộ trách nhiệm về bản thảo, lỡ để có sai sót gì thì coi chừng sẽ bị ăn trứng thối cả lũ. Lúc tôi đem bản bông lên, ông đang cắm cúi đọc bạn thảo của Lý Đĩnh. Tôi trao bản bông cho ông, khẽ liếc chỗ ngồi của cô nàng. Đúng là Lý Đĩnh nghỉ làm thật.

Lý Đĩnh ốm làm sao được! Chắc vui bạn vui bè quá đà rồi đâm ra ngại việc, tối qua cô ta phải làm thêm giờ. Tôi cứ băn khoăn trong lòng về chuyện Lý Đĩnh. Mà không lo lắng sao được?

Sửa bông xong, tôi thở phào nhẹ nhõm, ngồi thẳng cẳng trtên ghế tựa, mắt lơ đãng nhìn mọi người chung quanh. Mới hôm qua, trong căn phòng này chỉ có mình tôi, mà nay trông nó giống như chiếc hộp đựng đầy ắp đồ chơi và người ra vào nhộn nhịp. Trong họ hệt như những hình nộm luôn tay luôn chân mà rốt cuộc, không ai hiểu mình đang làm gì.

Chính tại nơi đây, tôi chậm rãi mài mòn những góc cạnh của năm tháng, hoặc nói cho đúng hơn, năm tháng đã bào mòn góc cạnh còn xót lại trong tôi. Rồi bỗng nhiên tôi thấy trong lòng xót xa. Vì đâu không biết và xót xa vì nỗi gì tôi cũng chẳng hay!

Đúng ba giờ chiều, ông Hồ phòng thường trực đến đưa báo trong ngày, tờ báo buổi chiều. Văn Đán cầm ngay lấy, giở ra xem. Tôi cũng đứng dậy bước đến gần để xem thời tiết ngày mai. Chưa đến nơi đã thấy hắn kêu toáng lên:

- Chưa đâu vào đâu đã lại có án giết người đây này!

Ở cái thành phố nhỏ chỉ có mấy chục vạn dân này mà cứ cách dăm bảy ngày lại có một vụ án mạng, đấy không còn là chuyện lạ. Chỉ có điều , thời gian này những vụ án giết người có vẻ nhiều hơn lên. Mới hai hôm trước, tờ Tin Tức Xã Hội đăng tin về một vụ giết người ỡ ngoại ô. Một người làm nghề mãi dâm bị chặt làm tám mảnh quẳng xuống sông. Đã bước sang mấy năm đầu của thiên niên kỷ mới nhưng vẫn còn rơi rớt sự cuồng lọan của cuối thế kỷ trước. Dẫu vậy, nếu so với những tin tức liên miên về chiến tranh và nạn đói đăng trên tờ Tin Tức thì những vụ án cỏn con này chẳng là gì cả.

Tôi cầm tờ báo trở lại chỗ ngồi của mình, đọc tiếp những mẫu tin nóng. Trên mặt báo toàn tin tức ca ngợi về cuộc sống tốt đẹp, đạo đức tăng tiến... Không có gì đáng lưu tâm. Tôi lật thêm mấy trang, chán ngán. Chợt có ai đẩy đến cạnh tôi mộ tờ báo khác:

- Này, anh Khang... đổi cho tôi tờ anh đang đọc được không?

Lại vẫn là anh ta. Tôi đưa tờ báo trên tay cho Văn Đán:

- Đọc nhanh thế!

- Quanh đi quẩn lại vẫn chừng ấy tin - hắn ngáp dài - Na ná kiểu bài của Lý Đĩnh, mới liếc qua đã khó tin rồi.

- Phản động đấy! - Tôi cười gằn, chỉ tay vào một cái tin đăng trên báo - Vậy tin này có giống tin của cô ấy không?

Đó là mảng tin được đóng khung. Nôi dung không có gì nhưng lại là lọai đang được các báo săn lùng, kể về các doanh nhân là kiều dân bị mất tích. Đây là một nhà kinh doanh lớn, sản nghiệp của ông ta rải rác ở nhiều địa phương trong nước, trong đó có một hạng mục vừa mới động thổ xây dựng ở ngay giữa thành phố này. Nó được xem là thành tích của thành phố trong việc thu hút đầu tư từ bên ngoài. Mấy hôm trước ông ta đột ngột ngã bệnh khiến lãnh đạo thành phố rối lên như kiến bị rang trong chảo. Văn Đán chỉ liếc mắt nhìn:

- Đây là chuyện của bọn có của, chẳng liên quan gì tới tôi.

- Đúng đấy, vậy cô Đĩnh ốm vì sao nào?

Trên mặt hắn lộ vẽ rầu rĩ:

- Ai mà biết được, quá lắm cũng chỉ đến nước kinh nguyệt không đều là cùng.

Thình lình nghe "phù..." một tiếng và anh đồng nghiệp ngồi ngay bên cạnh cười phì bọt mép:

- Văn Đán ơi, người đâu mà thối mồm thế. Cô Đĩnh mà có ở đây, coi chừng miệng anh đã bị sưng lên rồi đấy!

Mọi người cười rộ, riêng tôi bỗng rùng mình, một cảm giác rờn rợn chạy lan khắp cơ thể, và trong cơn mê hoảng, tựa hồ tôi trông thấy bàn tay có móng vuốt bằng sắt trôi lơ lửng ngay trên đỉnh đầu. Tàn ác và nguy hiểm. Có thể đó chỉ là những ý nghĩ mông lung hỗn loạn trong đầu tôi mà thôi. Căn phòng lúc này mịt mù khói thuốc lá, trần nhà cũng dính đầy bụi bẩn.

Phải chăng chỉ vì tối qua tôi trót đọc những lời kêu cứu của Ôn Kiến Quốc? Ông đã tung ra những tin tức không đầu không đuôi khiến tôi đến giờ vẫn nơm nớp lo sợ. Nhưng kỳ thực, nếu ông ta có trót dính líu đến mại dâm thì sự việc cũng đâu nghiêm trọng đến thế. Tôi bị ám ảnh bởi suy nghĩ ác kỷ vì nghe đồn rằng trong những quán rượu lớn, vẫn có những trang nam nhi tự nguyện bán mình. Riêng với bản thân mình, tôi cho rằng đó là thứ nghề không thể chấp nhận được.

Gần tan tầm Giám đốc mới cho gọi tôi, báo tôi hiệu đỉnh thêm chút nữa bản bông của Lý Đĩnh rồi hãy đưa ra nhà in. Nói đến biên tập ,tôi là kẻ được xem là có tay nghề yếu nhất nên hầu hết những việc linh tinh đều trút lên đầu tôi. Thấy lão Gíam đốc nói vậy, tôi đành phải làm. Tay cầm tập bản bông của Lý Đĩnh rồi hỏi:

- Thưa Giám Đốc tên File của cô ấy thế nào?

- FTP. Cứ như thế nhé! - Nói rồi ông cầm cây bút Parker gài vào túi áo trên, cùng lúc xếp gọn mấy thứ lặt vặt trên bàn làm việc - Cứ sửa thêm đi, bạn đọc phản ảnh mấy số tạp chí vừa rồi có quá nhiều lỗi chính tả.

Số tạp chí ra lần này chủ yếu hướng vào đối tượng dân công và học sinh, nếu như họ có cố công xem xét, ''đào bới" thì cũng chỉ có thể tìm kiếm những lỗi chính tả mà thôi. Thế nên tôi nói:

- Được rồi, sửa xong tôi sẽ nhập vào File FTP

Xong xuyôi mọi việc. Giám đốc với tay lấy tấm áo vét ở bên, khoác lên người, nhưng thóang thấy cái gì đó, ông liền giơ tay chỉ vào góc tường:

- Phải rồi, lát nữa có người quét dọn đến, anh hãy nhắc người ta nhớ chùi sạch cái vết mực kia đi. Văn phòng để bẩn, trông không đẹp mắt đâu.

Các bức tường trong tòa nhà xuất bản đều được quét lên một lớp sơn nhũ bang, có thể dùng vải lau sạch được. Tôi đưa mắt nhìn theo hướng ngón tay chỉ của Giám đốc thì thấy ở góc tường có một đám mực nhỏ chỉ bằng móng tay thôi. Thực ra, Giám đốc là người tinh mắt chứ nếu người khác, chắc gì đã trông thấy. Tôi gật đầu:

- Tôi biết rồi.

- Thật chả ra sao cả. Ai lại vấy mực lên tường, tòa soạn tạp chí để như thế sao được? Tất cả chúng ta ở đây đều là viên chức cổ cồn cơ mà.

Cổ cồn? Nghe không thôi cũng đủ tức cười rồi. Ở thời đại cởi mở này, cứ tưởng mặc sơ mi màu trắng thì có thể xứng danh mình là cổ cồn với chả cổ áo trắng được chăng? Sao không lấy tiền thu nhập hàng tháng ra mà làm tiêu chí đánh giá?

Lão Giám đốc vừa đi vừa làu bàu; ra đến tận ngoài cổng, ông còn tiếp:

- À, còn nữa, cộng tác viên của anh... tên gì nhỉ... à, Ôn Khắc phải không? Sau này nhớ nói với ông ta đừng viết chi tiết quá. Những chi tiết quá đẫm máu, rùng rợn, tuy hay thật nhưng dễ gây phiền hà. Ban tuyên truyền bây giờ đang rất "ke" với chuyện phong kiến, mê tín dị đoan đấy.

Truyện của Ôn Kiến Quớc có tên là "Tổ Ong", mang phong cách quái dị. Trong tiểu thuyết ấy, hai nhân vật - một nam một nữ - đi du lịch tới một ngôi làng nọ, vào đêm trăng tròn, họ phát hiện thấy đám dân làng tụ họp trên khỏang đất trống, ăn thịt sống. Thì ra, có một loài ong ký sinh, rất nhỏ thôi, sống tầm gởi nơi đất người, và toàn bộ dân làng đều bị chúng sống tầm gởi trong não. Họ còn trông thấy từ trong mắt mũi dân làng bay ra những con côn trùng bé xíu, chúng chính là những con nhộng đã nở ra có cánh. Sau đó chúng tiếp tục đẻ trứng và bám vào óc người khác. Dân lành không hề biết nên vẫn quây quần bên nhau, cùng ăn thịt tươi máu chảy ròng ròng. Những tia máu đỏ bắn tung tóe trên môi họ. Cảnh tượng ấy Ôn Khắc miêu tả chi tiết khiến người đọc hãi hùng. Nếu khỏang mười năm về trước, câu chuyện này, chắc chắn sẽ bị gán tội tuyên truyền mê tín, đến bây giờ, nhiều người cũng khó chấp nhận được nó. Tự tay tôi đã phải cắt bớt đi những đọan miêu tả nhẫn tâm và ác độc, vậy mà khi đọc bản bông, Giám đốc vẫn còn cảm thấy rùng rợn. Câu chuyện của Ôn Kiến Quốc sẽ rất câu khách đây.

Tôi trở lại văn phòng, mọi người đã về gần hết. Còn mình Văn Đán đang hí hóay đánh máy chữ, nhác thấy tôi ngồi vào bàn máy, anh ta lên tiếng:

- Thế nào rồi, anh Khang?

- Giám đốc yêu cầu tôi sửa bản bông của Lý Đĩnh thêm một chút nữa.

Văn Đán phì cười, không rõ hắn cười vì cái gì nên tôi tiếp lời:

- Lại có chuyện gì phải không?

- Mới rồi có ai đấy gọi, nói muốn gởi bài cho Lý Đĩnh.

- Nhăng cuội gì nữa đây?

- Hắn nói rằng hắn thấy trên tường có một cái bóng người biết cử động và có cả tiếng nói nữa.

Tôi nghe và bật cười thành tiếng.

Những chuyện tào lao bậy bạ thì ngày nào chả có. Nó hoang đường đế độ " tẩu hỏa nhập ma", dối trá nhưng vụng về không thể tưởng được. Tôi nói:

- Chiếc bóng biết nói, đúng là chuyện hoang đường. Tất cả những chiếc bóng đều cử động được đấy thôi, có chăng chỉ những chiếc bóng của người chết mới bất động, đúng không nào?

- Không phải thế. Hắn nói chiếc bóng này ở ngay trên tường, không có hình dạng và ăn sâu hẳn vào tường cơ mà.

Tôi đã định bật máy tính nhưng dừng ngay lại. Giả thuyết này nghe tuyệt đấy. Một chiếc bóng không có thực thể. Vậy phải chăng nó là một câu chuyện đáng buồn. Tôi vẫn có nhớ " thiên đồng thoại' thời kỳ đầu của Andersen kể rằng: có một cái bóng biết nói năng, chuyện trò và đi đến thỏa thuận với một người: cái bóng đi làm việc và con người hóa thành cái bóng - như đã từng có lúc tôi ước ao mính sẽ là cái bóng; còn việc kiếm sống hàng ngày cứ để cho cái bóng làm. Tôi nằm khuyển ở đó, mắc cho cái bóng kéo lê tôi đi trên mặt đất. Rồi tôi tưởng tượng mình biến thành cai bóng mỏng tang, không có bề dày dán vào mặt đất. Sự thay đổi ấy khiến cảnh vật quen thuộc xung quanh sẽ trở nên lạ lẫm.

Tôi kéo bàn phím ra vừa đánh máy chữ vừa nói:

- Phải chăng hắn đang đọc truyện của Aymer?

- Cái gì? - Văn Đán chưa hiểu tôi đang nói gì hoặc hắn cũng chưa hề đọc tác phẩm của Aymer. Tôi còn nhớ những ngày học ở Đại học, tôi có đọc một tập tiểu thuyết của Aymer. Chương đầu viết về người đi xuyên tường. Về sau con ngưởi này bị phong bế ơ trong tường và người ta thường vẫn nghe tiếng thở dài của y thóat ra từ bên trong ấy. Câu chuyện hoang đường ấy đã gieo vào lòng tôi một nỗi ghê rợn. Tôi hình dung ra tình cảnh con người bị khép kín trong tường, không có khỏang trốngbốn chung quanh là gạch xây kín mít, cảm giác như bị bao bọc bởi một chất keo, tối mịt mùng. sau này, lúc phải đi một mình trong đêm tối, qua lối ngõ không có đèn đường, tôi thường mang theo nỗi lo âu vô cớ, tưởng chừng bức tường dựng đứng hai bên đường đang đổ sập xuống đầu mình và cái đen tối kia đang hóa thành chất keo dính dầy đặc.

- Chẳng có gì sất, nó chỉ là tiểu thuyết của một người ngoại quốc.

Tôi lẩm nhẩm không thành tiếng và cũng chẳng muốn giải thích cho hắn nghe Aymer là ai. Có nói tới các nhà văn Pháp, tôi nghĩ quá lắm hắn chỉ biết đến Bernard, Le Blame, hoặc thêm nữa là những người từng đọat giải Nobel như Sartre, Camus, Mauriac và những tác gia lớn như Zola, Flaubert, Daudet, Maupassant. Còn như với Baudelaire, Mallarme, anh em Concour, Valerie thậm chí Sagan, tôi nghĩ chắc gì hắn đã biết, huống hồ Aymer lại là tác gia không mấy tên tuổi. Và thực ra tôi cũng vậy, may mà đọc được một tập truyện ngắn của Aymer nên tôi mới biết đến tên này.

Văn Đán thấy không còn chuyệ gì để nói nữa, bèn quay ra đánh nốt phần tài liệu còn bỏ dở trên máy tính. Xong rồi hắn tắt máy, cất lời chào trước khi ra về:

- Hết giờ rồi, tôi về đây. Anh chưa xong việc phải không, chào nhé!

- Vâng, chào anh - Tôi thuận miệng đáp lời rồi đem bản bông của LÝ Đĩnh ra để đối chiếu. Hôm qua không biết cô ấy làm thế nào mà vẫn bỏ sót khá nhiều lỗi chính tả, lần này cho qua nữa, bạn đọc sẽ không để chúng tôi yên. Nửa chừng lại nghe chuông điện thoại réo gọi, tôi hơi bực mình khi cầm ống nghe lên. Tại sao thế nhỉ... ? Tôi luôn đoán rằng người ấy không ai khác mà chính là Ôn Kiến Quốc!

- Alô! Tòa soạn báo Truyền Kỳ Đại Quan đó phải không?

- Giọng của một người lạ, nam giới. Tôi đáp lời:

- Vâng, Truyền Kỳ Đại Quan số đặc biệt về Tin tức Kỳ lạ đây.

- Sao các người chưa chịu đến đây? - Tiếng nói nghe lịm dần.

Tôi sững sờ và còn lơ mơ chưa hiểu hắn đang nói gì, rốt cuộc nhớ ra đây chắc là người ban nãy vừa gọi đến cung cấp tin tức cho tòa soạn. Tôi kẹp ống nghe vào một bên cổ, nói tiếp:

- Ông nói cho rõ ràng đi. Nó là tiếng nói gì, ở đâu nào?

- Từ bên trong bức tường, tiếng kêu ri rỉ giống như côn trùng ấy!

Tôi thấy hoang đường. Theo lời văn Đán thì tiếng nói ấy phát ra từ một cái bóng, bây giờ người này kể là phát ra từ trong tường, tình tiết như trong tiểu thuyết của Aymer. Hơn nữa, "tiền hậu bất nhất", rõ là nói dối rồi. Biết vậy tôi gặng hỏi:

- Ông nói từ trong tường mà ra, đúng thế không? Nhưng tôi lại nghe nói là do cái bóng phát ra cơ mà.

Chuyện thật vớ vẫn, nhưng có lẽ hắn chưa kịp hiểu cái ý nói đầy vẻ giễu cợt của tôi nên cứ bám theo lời tôi rồi trả lời bừa:

- Đúng đấy, cái bóng đó đánh "soạt" một cái, chui toạt luôn vào trong tường. các ông nhanh chân lên nào, đến ngay đi. Tin nóng hổi đấy!

Tôi cố gắng nén cơn giậnđang bốc lên ngùn ngụt, rồi ra vẻ thản nhiên, nói:

- Xin lỗi ông, cái bóng là một vật thể che ánh sáng và để lại sau nó cái bóng râm. Làm thế nào nó có thể giống như loài côn trùng nhỏ bé chui vào lỗ hổng ở trên tường được.

- Nhưng trên tường làm gì có lỗ hổng, thưa ông?

Hắn chả hiểu gì về cái ý châm chọc trong câu nói của tôi nên cứ tiếp tục ba hoa. Tôi phát bực mình, nói giọng sỗ sàng:

- Nếu như cái bóng thực sự biết nói thì ông chỉ việc lấy máy ảnh chụp rồi đem bán cho đài truyền hình, sẽ trở thành tin giật gân ngay. Tôi cuộc là rất được giá đấy!

Có lẽ hắn đã đóan ra ý bực bội, khó chịu trong lời tôi nóinên chững lại, im lặng. Tôi tưởng hắn không có gì để nói thêm nữa, đang định gác máy thì bỗng nhiên hắn lại lên tiếng, giọng oang oang:

- Chuyện có thật trăm phần trăm!

Thấy hắn cứ lằng nhằng mãi, tôi đâm cáu:

- Xin lỗi ông, bây giờ tôi đang bận. Nếu như ông thấy nó đáng giá thì cứ việc viết bài gởi tới cho chúng tôi.

Rồi không để hắn dài dòng thêm nữa, tôi gác máy luôn. Thời gian qua, trang tạp chí do Lý Đĩnh phụ trách thiếu bài viết về những chuyện lạ, mới mẽ và hấp dẫn nên Ban Biên tập phải đăng tin trưng cầu bạn đọc cộng tác. Bài viết được sử dụng sẽ có nhuận bút. Tòa sọan cũng công bố số điện thoại liên lạc để bạn đọc có thể gọi đến thông báo tin nóng. Có lẽ vì thế mà gã đàn ông lúc nãy nghĩ rằng tạp chí của chúng tôi cũng giống như tờ tin tức xã hội, có thể thu nhận tất cả các lọai tin tức nhiều kiểu khác nhau.

Bản bông của Lý Đĩnh đã được sửa xong, nhưng tôi chưa thật yên tâm, chỉ e còn có sai sót chưa phát hiện được nên đành phải đọc lại thêm một lượt nữa cho thật chắc ăn. Xong xuôi tôi mới copy vào đĩa mềm và lưu vào File FTPcủa cô, tắt đèn văn phòng, tôi bước ra khỏi cửa.

Tòa sọan có hai phòng làm việc, chỗ ngồi của giám đốc chỉ chiếm một góc, được ngăn cách bởi cửa kính. tôi đã để ý đóng cửa văn phòng cẩn thận nhưng không biết có phải cảm giác của tôi lần lẫn không mà tôi thấy, dù cả hai văn phòng đều đã tắt đèn nhưng phòng làm việc của tôi vẫn sáng hơn so với phòng bên cạnh. Phải chăng đó là ánh sáng từ bên ngòai lọt vào? Ngày hai lần, sáng sớm và chiều tối, bà già giúp việc vặt đều đến quét dọn, làm vệ sinh. Đang đẩy khăn lau nhà phía cuối hành lang, thấy tôi bước ra, bà liền hỏi:

- Ông làm thêm ca sao...?

- Đúng thế, chào bà...

Một thoáng đứng chờ cầu thang máy nơi đầu hành lang. Thang máy mở, tôi vội vàng bước vào, cùng lúc, một cảm giác khoắc khoải, đầy lo âu cũng ùa theo, tựa hồ một làn nước mực đen đặc quánh, thấm đẫm toàn thân tôi.

Không thể thế được. Ngoài chứng bệnh sợ độ cao, lẽ nào bây giờ tôi còn mắc thêm cả chứng sợ nỗi u huyền?

Thang máy đi xuống êm ái, vững chãi, thế mà tôi lại cảm thấy như nó từ từ rơi xuống vực thẩm, không biết đâu là đáy. Thời còn nhỏ, tôi có đọc tập truyện của Nhà xuất bản Tủ sách khoa học phổ thông, kể chuyện những người thời Trung cổ tưởng tượng ra thế giới là một dãi đất liền bằng phẳng. trôi nổi trên biển cả, bốn bề nước mênh mông và biển đổ về một nơi không ai hay biết. Câu chuyện vu vơ ấy đã làm tôi khiếp đảm, dẫu biết chỉ là chuyện hoang đường nhưng tôi vẫn thấp thỏm, không lúc nào yên. Sau này, mỗi lần giở đến tập sách, tôi luôn cố tình lật qua mấy trang đó. Kinh sợ vốn là kết quả của sự thiếu hiểu biết, và vì chưa rõ về nó nên người ta vẫn thường sợ theo bản năng. Còn với tôi đó là sự kinh hòang ở mức tột cùng.

Xuống đến tầng lầu, thấy bên ngoài trời đã tối. Mùa đông, đêm đến sớm hơn, mới sáu giớ mà trời đã tối mịt. Gió rít từng cơn sốc tới, chà sát vào da thịt, giá buốt như kim châm vậy. Với riêng tôi, nó còn đem tới cảm giác bi thương và sự bất an.

Bản thân cái thành phố này cũng vậy, nó giống như một kẻ xa lạ, tính khí kỳ quặc, tuy sống hàng ngày với nhau mà chẳng một ai nhận ra nó thế nào. Tại những ngõ hẻm rối rắm, bộn bề, tràn ngập những sạp, những quầy hàng rởm, hàng thứ phẩm hoặc những con phố lớn trang hoàng hoa lệ, những người đàn bà phấn son lòe loẹt vụng trộm bán mình trong bóng đêm, với tôi, tất cả chỉ là một thế giới khác lạ, không ăn nhập gì cả. Tôi thấy mình giống cái bóng - một cái bóng dính trên tường.

Chính tôi không hiểu nổi tại sao mình lại có những ý nghĩ kỳ quặc đến thế. Cái bóng của tôi được ngọn đèn phác lên trên đường phố một hình thù quái dị nhưng lại hòa hợp làm một với môi trường chung quanh. theo động tác tôi đi trên đường, cái bóng cũng cử động y hệt như thế. từ khi nghe cuộc điện thoại vu vơ ở cơ quan, tôi luôn để ý đến cái bóng của mình và cảm thấy nó như mộ người sống, cũng biết vui buồn, giận dữ và đau khổ.

Và nó giống như trong chuyện cổ tích của Andersen.

Bước vào hàng ăn, tôi ngồi vào bàn và gọi một bát mì. Sực nhớ mình quên chưa nhắc bà giúp việc lau sạch vết mực mà Giám đốc dặn. Giờ này quay trở lại, chắc bà già đã về. Nghĩ đến trời rét mướt, tôi ngần ngại.

Tôi nghĩ bụng, để sớm mai mình sẽ nhắc.

 


» Quay lại mục truyện trước
Tuyển tập nhửng video clip quay lén
Đoc truyện ma

tags: truyen ma,doc truyen ma,truyen cuoi,truyen tieu thuyet tinh yeu,truyen tuoi teen,truyen cuoi dan gian,truyen ma kinh di,tong hop cac loai truyen,sms kute,sms dep,sms y nghia

doc truyen ma truyen truyen