watch sexy videos at nza-vids!
tai game hay | Tai game | truyen ma | Truyen Ma | Truyen Cuoi | tai game mien phi
lưu ý:do một số vấn đề nên trang truyện teen sẻ chuyển về kenhtaigame.org các bạn nhớ cập nhật để đọc nhiều truyện hơn nhé doc truyen teen, doc truyen tieu thuyet tinh yeu và nhiều Doc truyen ma khác...hãy lưu lại và giới thiệu cho bạn bè nhé!!!

Bóng Hồn

Chương 3 Người lạ lúc nửa đêm

Băn khuăn về vết mực trên tường ở chỗ ngồi làm việc của Giám đốc, sáng hôm sau, tôi trở dậy rất sớm để kịp đến văn phòng. Đến nơi, tôi chưa thấy một ai ngòai bà giúp việc đang lúi húi lau sàn nhà. Tôi vội nói:

- Bà này... Nhờ bà lau dùm vết mực góc nhà bên nhé!

- Vâng... Ông cứ mở cửa ra và chỉ cho tôi thấy đã . - Nói rồi bà gác cái chổi sang một bên.

Chìa khóa của cả hai phòng tôi đều có trong tay, nên tôi mở cửa văn phòng của Giám đốc trước, luôn thể bật đèn sáng rồi chỉ tay vào góc phòng:

- Ở đấy, đúng chỗ ấy.

Tôi giật mình thảng thốt, góc tường nhà sạch bong, thậm chí không thất cả mạng nhện. Chẳng lẽ đêm qua tôi bị hoa mắt, không ý thức được đều mình làm; vừa lúc bà giúp việc cầm giẻ lau đi tới:

- Lau chỗ nào, thưa ông?

- Chà, không thấy đâu cả, thôi vậy.

Tôi tắt đèn, quay trở lại bàn làm việctrong lòng nghi nghi, hoặc hoặc... mới hôm qua, tận mắt mình còn nhìn thấy một vết mực đen sờ sờ ra đấy, giờ chẳng thấy đâu nữa là thế nào. Ngay cả Giám đốc, đời nào ông ấy cũng hoa mắt như mình?

Hôm nay đến hạn đưa bài cho nhà in. Tiểu thuyết của Ôn Kiến Quốc là "con át chủ bài" của tạp chí kỳ này; nó chiếm một lượng lớn số trang của tạp chí. Sắp hết năm, công việc nhiều, mọi người tối mắt, tôi mãi lo nội dung của số tạp chí số tiếp theo. May mà gặp dịp dân công nô nức lên đường đến công trường. Đường xa, ngồi một vài ngày trên những toa tàu hạng hai, có tờ tạp chí này, họ có thể đọc giải trí hoặc nhân tiện, có giấy lót trên những chiếc ghế gỗ không đệm của xe lửa. Chính vì thế lượng phát hành của hai số tạp chí kỳ này tăng vọt. Tháng cuối năm sẽ có tiền thưởng nên mọi người lao vào công việc không một lời kêu ca oán thán.

Tôi bận soát lại bản bông để sẵn trên bàn, Văn Đán cầm tập bản thảo đi về chỗ, miệng lầm rầm điều gì không rõ. Bây giờ, mọi người đều làm việc trên máy tính, số quen viết tay chỉ còn sót lại rất ít, muốn sử dụng bản thảo của những người này phải mất rất nhiều thời gian để đánh máy lại. Văn Đán đặt xếp giấy lên chiếc giá cạnh máy tính, lấy tư thế ngồi ngắn chuẩn bị gõ máy, bất chợt hắn ngoảnh đầu lại:

- Này anh Khang, Lý Đĩnh đến rồi đấy.

Tôi rời tay khỏi tập bông:

- Anh nhiễu sự lắm, lẽ ra anh phải làm việc ở ủy ban dân số mới phải.

Hắn làm như không nghe thấy câu nói máy móc của tôi, chỉ cười nhăn nhở:

- Bỏ mặt người ta mặt mũi héo hon, trông tiều tụy thế sao đành!

- Con cáo không được ăn nho lại chê nho chua.

Anh bạn đồng nghiệp ngồi một bên nói xen vào:

- To đầu như anh Văn Đán đây cũng nên một vừa hai phải thôi, chua chát lắm điều như thế để làm gì chứ?

Chúng tôi cười ồ, cả Văn đán cũng cười, nhưng chưa hết khích bác:

- Tôi đang nói thật đây mà?

Nhưng chả ai buổn nghe thêm nữa. Cho dù hắn có bóng gió gì thì cũng không ngoài mươi mẫu chuyện pha trò nhảm nhí về Lý Đĩnh đêm qua..., dài dòng với hắn chỉ mệt thêm mà thôi.

Văn phòng bây giờ rộn lên tiếng đánh máy, nghe rào rào như mưa và tiếng sột sọat của giấy lật sang trang. Trong chuỗi âm thanh đều đều của tắc kè đèn ống, những tiếng động vốn nhỏ nhẹ ấy bỗng vang lên, chát chúa như tiếng súng nổ, làm tôi đứng ngồi không yên. Nội dung những trang bản thảo trước mắt như cố tình trêu ngươi, trở nên huyễn hoặc, khiến tôi rùng mình ớn lạnh. Tôi đành phải bỏ đống bản thảo, định ra khỏi phòng để hít thỏ không khí trong lành. giữa lúic ấy, điện thọai đổ chuông.

- Không biết chừng vẫn lại là hắn - kẻ báo tin cái bóng biết cử động - tay tôi nhắc ống nghe lên.

- Alô, Tạp chí Truyền kỳ, số đặc biệt về chuyện lạ đây!

- Xin hỏi ông Ôn Kiến Quốc có ở đấy không? - Nghe giọng nói là một phụ nữ. Tôi không dè lại có người gọi điện đến tận đây để hỏi Ôn Kiến Quốc.

- Ông ấy không đến tòa soạn. - Đầu dây bên kia im lặng hồi lâu nhưng không gác máy. Tôi gọi tiếp "alô", không thấy ai đáp lại, đã toan bỏ máy thì bất chợt, người phụ nữ lên tiếng:

- Làm thế nào đây? Tôi biết làm sao bây giờ?

Biết đâu Ôn Kiến Quốc đánh lừa cô ta rồi cũng nên? Các bạn trẻ yêu văn học vốn thật thà, chắc không thể ngờ Ôn Kiến Quốc lại có ý lợi dụng. Chẳng trách ông ta đã trát phấn lên mặt mình - Tôi nghĩ thầm, rồi hỏi cô gái kia:

- Vậy cô có số điện thoại của cô ấy không?

- Tôi có gọi đến nhà nhưng không ai nhắc máy. Thật tình ông không biết ông ấy đang ở đâu sao?

- Đành phải xin lỗi cô thôi. Tôi không biết thật. - Suýt nữa tôi buột miệng: " Nếu trót lỡ thì đành cho nạo thôi...".

Chợt cô gái bật khóc:

- Chắc là ông ấy chết rồi. Chết rồi, còn đâu nữa!

Tôi giật mình đứng sững:

- Chết như thế nào?

- Ông ấy... - Tôi nghe tiếng bên kia gác máy, mặc cho tôi gọi mà không có ai trả lời.

Ôn Kiến Quốc chết rồi ư? Tôi thấy lạnh cả người, chợt nhớ tới câu nói cụt lủn không đầu không đuôi của ông ta vào đêm hôm trước. Có thể nó là một vụ ám sát?

Càng nghĩ tôi càng thấy lo, vội thu dọn gọn gàng giấy tờ trên bàn, nói với người ngồi cạnh là mình có việc phải đi ra ngoài một lát. Sau đó, vội vàng bước ra cửa.

Thời tiết ngoài trời lúc đó khoảng dưới mười độ. Vừa ra khỏi văn phòng, một luồng gió thốc vào mặt, lạnh buốt. tôi thọc hai tay vào túi áo, ngoảnh đầu nhìn lại tòa nhà một lượt, nó được che phủ dưới một lớp sơn màu vàng nhạt, trông tẻ ngắt, tựa hồ một con bệnh ốm đã lâu chưa khỏi. Không gian gợi cho tôi một cảm giác không vui.

Tôi lên xe buýt đi thẳng đế nhà Ôn Kiến Quốc. Trước cửa nhà, tôi thoáng thấy một người phụ nữ ăn mặc ấm áp đang lấy tay đập cửa, miệng gọi không ngớt:

- Kiến Quốc... Ông Kiến Quốc ơi!

Tôi tiến đến gần và lên tiếng:

- Xin lỗi, cô đang tìm gặp ông Ôn Khắc phải không?

Cô gái nghoảnh lại nhìn tôi. Hôm ấy trời không lạnh lắm mà cô lại mặc một chiếc áo khoác to đùng, quàng khăn che mặt, tay đeo găng như phải đi dưới trời băng tuyết vậy. Hai mắt cô thâm quầng và dù không nhìn rõ mặt, tôi vẫn thấy làn da mặt của cô tái mét như người ốm. Quay mặt nhìn tôi, cô hỏi ngay:

- Vậy ông là...

Tôi thò tay vào túi lấy ra tấm danh thiếp đưa cho cô:

- Tôi là biên tập viên của Tạp chí Truyền kỳ số đặc biệt về chuyện lạ, tôi có cộng tác với Ôn Khắc. Ông ấy đi vắng sao?

Cô gái cầm tấm danh thiếp, đưa mắt đọc và không kìm được nước mắt:

- Tôi đã đập cửa tới năm lần bảy lượt rồi mà không thấy ông ấy đâu cả. Tôi còn biết làm gì nữa đây?

Tôi bước tới, giơ tay đập mạnh vào cửa. Cánh cửa sắt kêu "oang oang..." nhưng không thấy hồi âm gì. Tôi đoán:

- Chắc là ông ấy đi vắng rồi.

- Tôi phải làm gì bây giờ? - Giọng nói của cô pha lẫn nước mắt - Không thể tìm đâu cho thấy được ông ấy nữa rồi... Vậy tôi...

Không rõ chuyện gì nhưng tôi thấy tội nghiệp cho cô quá. Nghĩ vậy, tôi lại nói:

- Không biết chừng ông ấy chỉ đi dạo chơi quanh đâu đó thôi. Ta cứ tìm chỗ nào ngồi uống nước, chờ thêm một lúc nữa xem sao.

Gần ngay đấy có một quán trà rất hay mà giá cả lại hợp lý. Cô gái thẩn thờ lần bước theo, cứ như người mất hồn, thỉnh thỏang lại sụt sịt khóc thầm. Chúng tôi chọn một chỗ ngồi bên cửa sổ, gọi nước trà:

- Cô uống thêm một thứ gì nóng nhé.

- Thôi. Ông miễn cho. Tôi chả muốn uống gì hết.

Tôi bật cười thành tiếng:

- Đã vào đây rồi không uống sao được. nên uống một cốc gì cho ấm bụng chứ!

Cầm cốc chè nónh hôi hổi, tôi mới gợi chuyện:

- Cô đi tìm ông Ôn Khắc để làm gì vậy?

- Tôi à? Tôi là bạn gái của ông ấy.

Đang lúc nhấp giọng, nghe nói vậy, tôi ngước mắt nhìn cô chăm chú:

- Sao không nghe ông ấy đả động gì đến...

- Tôi với ông ấy chuyện trò với nhau trên mạng khá nhiều, cốt để ông cung cấp bài viết cho tôi. Nào đâu có chuyện trao đổi thân tình gì cho cam. - Ôm cốc trà trong lòng bàn tay rồi với giọng nhỏ nhẹ , cô nói tiếp: "Tên tôi là lâm Bồ Lam; cách đây một năm, tôi gặp Ôn Khắc lần đầu tiên trong hội nghị của Hội liên hiệp Văn nghệ."

Đây đúng là một cô gái trẻ yêu thích văn nghệ. Tôi cười thầm, câu chuyện tiếp theo, không cần phải đóan cũng đã rõ rồi. Chắc hẳn y đã lừa được cô gái vào tròng. Đầu tiên thì ngọt ngào, quyến luyến, rồi đột ngột rời bỏ. Chuyện như thế vẫn diễn ra như cơm bữa, mọi người đã quen rồi nên chẳng ai trách gì được Ôn Khắc cả.

Lâm Bồ Lam lại nói tiếp với giọng đều đều, không thay đổi:

- Mới tháng trước , tôi cùng ông ấy đi du lịch ở Hồ Nam. Hôm ấy chúng tôi đi xa quá, lỡ mất chuyến xe quay trở về khách sạn, phải trọ lạ một đêm ở trong làng.

- Đúng vào cái đêm "khỏa thân trần truồng" ấy rồi - Tôi nhếch mép cười. Hóa ra câu chuiyện hoang đường, phi lý của Ôn Khắc cũng có một phần sự thật; hắn đưa bạn gái đi chơi, kỳ thực cũng có mục đích.

- Ngay ngoài cửa nhà mà hai người trọ có một tổ Ong, đúng không?

Cô gái ngước mắt nhìn lên với vẻ mặt sững sờ:

- Không có, cửa nhà ấy tối như bưng nhưng được cái nó sạch sẽ.

- Xem ra không phải tất cả những gì ông ấy viết ra đều lấy căn cứ từ thực tế. - Tôi cười mỉa. Rồi sao nữa?

Cho đến lúc ấy, Cô ta vẫn chưa kịp tháo bỏ chiếc khăn quàng trên cổ nhưng trong ánh mắt của cô đã lộ vẻ thèn thẹn và cô hơi đỏ mặt khi nói:

- Hôm ấy đúng vào ngày rằm, về đêm, trăng sáng vằng vặc. Bỗng nhiên, chúng tôi nghe thấy tiếng bước chân sát gần ngoài cửa. Tôi giật thót người lại, mặc cho ông Ôn Khắc bước ra ngòai xem có phải dân nhà quê đang ngấp nghé xem trộm chăng?

Tôi tỏ vẻ không hài lòng.

- Cô đang nghĩ xấu về người ta đó. Thế nào là dân nhà quê? Ít học đâu phải là lưu manh, chỉ bọn trí thức mới thiếu đạo đức cbứ nông dân thì cao thượng hơn đấy. Chuyện sao đó thế nào?

- Chúng tôi nghểnh cổ nhìn qua cửa sổ.

- Hai người trông thấy gì?

Ánh mắt cô bỗng lộ vẻ hỏang hốt:

- Tôi trông thấy một người mình trần như nhộng.

- Đàn ông hay đàn bà, độ bao nhiêu tuổi?

- Một ông lã. - Cô đảo mắt, ngước nhìn lên khoảng trống phía trên đầu tôi. - Ông lão trần truồng, mình mẩy chẳng khác gì con ngựa vằn, mảng đen mảng trắng xen lẫn nhau. Lão lê bước chậm chạp trên nẻo đất khô cằn, nứt nẻ... y như một xác người cứng đơ.

Khi nói đến hai chữ " xác người" , vẻ như cô phải cố gắng lắm mới nói nên lời và cảm thấy như có một luồng khí lạnh tràn qua khiến tôi rùng mình.

- Các người không biết đi và nó chỉ nhảy được thôi, đúng thế chứ! - Tôi nói với giọng không dứt khoát. - Xác người chỉ có trong truyền thuyết dân gian mà thôi, bản thân tôi cũng chưa đọc nhưng trong dân gian đều lưu truyền rằng thi hài chỉ nhảy thôi và nó không biết đi.

- Tôi không rõ nhưng chỉ thấy thân hình đó gầy đét y như một tấm ván dùng làm bàn giặt ấy. Chỗ sẫm đen như được quét lên một lớp mực, còn các chỗ khác hiện rõ là màu nâu, không có vẻ gì của một người còn sống cả. Trời rét ghê gớm nhưng nó dường như không biết rét là gì nữa. Nó bước đi, đầu ngẩng cao, miệng há hoác, hú lên một tiếng kéo dài như tiếng của sói rừng, nhưng âm thanh yếu ớt phát ra từ đáy họng.

Tôi sững sờ nghe cô kể, cảnh tượng ấy y hệt câu chuyện Ôn Kiến Quốc viết trong "Tổ Ong" khi ông miêu tả một người trần truồng bước đi trong đêm, nhưng khác ở chỗ, đó là một thiếu nữ có làn da trắng ngần, nét mặt cứng đơ vô cảm, trên thân người có những cái lỗ nhỏ nên toàn thân trông giống như một cái tổ Ong. Tác giả khắc họa rất tỉ mĩ: Trên làn da thiếu nữ, ở mỗi cái lỗ đều có một con nhộng đang cựa quậy. Tình cảnh ấy, cho dù được thể hiện bằng ngôn ngữ sinh động nhưng cũng chưa thật hợp lý, bởi lẽ lúc ấy là đêm tối, nhìn từ xa không thề nào thấy rõ ràng chi tiết như thế được. Nó đủ khiến tôi cảm thấy gai lạnh khắp cả người.

Vậy phải chăng trên thân thể con người kia cũng mang vô số những lỗ nhỏ lỗ chỗ như tổ Ong?
Giả sử có một bàn tay giơ ra, trên mu bàn tay đầy lỗ nhỏ và những con sâu ngọ nguậy ở bên trong, cảnh tượng đó sẽ khiến người ta hãi hùng. Vậy mà Lâm Bồ Lam lại ra vẻ bình tĩnh nói:

- Không, mặc dù thân thể ông lão lồm đốm những vệt đen trắng xen nhau và người gầy gò, da bọc xương nhưng không có vết thương nào cả.

Tôi thở phào. Không sao hết, những gì Ôn kiến Quốc kể chỉ là sự gia giảm, thêm thắt về mặt nghệ thuật chứ không phải sự thật. Rồi nhấp thêm một ngụm trả tôi hỏi:

- Sao nữa thế nào?

- Ông lão lại gần bờ giếng, rồi đột nhiên như người hết hơi, lão ngã sấp, hai tay ôm lấy thành giếng, nằm im không cựa quậy. Chúng tôi hỏang hốt, mặc vội quần áo rồi chạy tới. Ôn Kiến Quốc đỡ lão dậy:

- Ủa bác... làm sao đến nỗi này?

Quả đúng là một cô gái yêu văn học và có tài nữa. Chỉ cần viết lại y nguyên những lời kể trên, cũng đủ làm nên một câu chuyện rùng rợn gởi đến chỗ tôi rồi. Nghĩ vậy, tôi lấy làm hài lòng; chuyến đi lần này của mình, hóa ra lại rất được việc. Chợt cô kể tiếp:

- Bất thình lình, thân hình lão nứt tóat ra...

- Gì thế? - Chả là tôi đang lơ đãng, chưa kịp nghe ra điều cô vừa nói.

- Lão nứt toát người ra! - Giọng Lâm Bồ Lam run rẩy, vẻ khiếp sợ hiện lên trên nét mặt - Trông lão như cái vỏ trứng bị vỡ nát và từ thân lão rỉ ra một chất gì đó màu đen kịt.

- Cái gì? cô nói gì thế? - Tôi không hiểu, chẳng lẽ sau khi thân thể lão nứt ra thì bên trong rỗng không.

- Không có gì hết. Mới rồi lão còn là một con người hẳn hoi, rồi bất ngờ cổ lão tách làm đôi, từ bên trong, nước mực ục ra ngoài và một chất màu đen kịt chảy thành dòng. Toàn thân lão cứ như một tảng băng bị ném vào lò, tan biến ngay trong phút chốc.

Tôi chau mày:

- Liệu có thật như thế không?

Rồi nghe tiếng thở hào hển của Lâm Bồ Lam:

- Tôi như gặp ác mộng, nhưng bữa ấy trăng sáng vằng vặc và ông lão tựa hồ một cây nến cháy ngùn ngụt, phút chốc chỉ còn lại một đoạn ngắn, một chất nước màu đen trào ra. Ngưởi ta nghe tiếng kêu thất thanh của Ôn Kiến Quốc và ông ta đưa tay lên bịt chặt lấy miệng. Tôi cũng chạy quá thêm mươi bước chân nữa, chăm chú nhìn ông lão. Ông nằm bò trên bờ giếng, giờ chỉ còn sót lại nửa thân người. Cảnh tượng quá hãi hùng!

Cô ta điên mất rồi? Hoặc cô đang móc ngoặc với Ôn Kiến Quốc hòng lừa bịp tôi. Chỉ mỗi điều là tôi với Ôn Kiến Quốc qua lại với nhau lâu thế, ông không thể chơi xỏ tôi được! Tôi hớp ngụm trà nữa mong khỏa lấp sự sợ hãi trong lòng:

- Thế cái chất nước rỉ ra ấy, nó là gì vậy?

- Tôi cho là nước nhưng rõ ràng không phải. Nếu là nước, nó sẽ chảy xuống chỗ trũng, song cái chất màu đen này lại mỏng tang đến độ không có tí bề dày nào và nó chảy ngược lên. À không phải nó chảy ra mà bò từ từ, sau khi bắt lên miệng giếng thì vỡ òa xuống dưới ấy, tựa hồ ở nơi sâu thẳm có một lực hấp dẫn rất mạnh hút nó xuống vậy.

- Khoan đã... Rốt cuộc nó phải là một thực thể gì chứ?

Bồ Lam hít vào rất sâu như muốn tĩnh tâm lại rồi mới nói:

- Là... cái bóng, một cái bóng còn sống.

Tôi cũng thở gấp, không nín được cười:

- Tôi đến phải nhờ cô Lâm thôi, sau này cô viết truyện cho tạp chí nhé. Bút danh của cô nghe được lắm!

Cô chau mày:

- Ông không tin lời tôi nói hay sao?

- Khó có ai tin được. Cái bóng chỉ là một mặt phẳng hai chiều, nó không có bề dày và cho dù nó to hơn nữa thì chỉ là một vật không có thể tích. Cón người ta sao có thể biến thành cái bóng được. Cái khối nặng trên năm mươi ki lô gram ấy, nó biến đi đâu được nào?

- Điều ấy tôi không rõ. - Cô nghĩ rất lâu rồi mới thốt ra được. - Tôi chỉ biết mình rất sợ mà thôi.

- Đúng thế!

Tôi cũng đâm hoảng, rồi búng ngón tay gọi cô hầu bàn:

- Tính tiền nào!

Bồ Lam đứng phắt dậy:

- Vậy ông giúp tôi được chứ?

- Giúp cách nào đây! - Tôi nói cũng vừa lúc thò tay vào túi áo lấy tiền trả cho cô hầu bàn đang bước lại gần.

- Tôi đang tính đi Hồ Nam một chuyến nữa, quay trở lại cái làng đó.

Tôi đưa ta lên gãi đầu, vẽ nghĩ ngợi rồi nói:

- Cô định mời cả tôi nữa phải không?

Ngó bộ cô như muốn khóc khi nói:

- Tôi chẳng còn biết làm gì hơn nữa. Vậy xin ông, ông hãy cùng đi với tôi được không ạ?

Cô gái trẻ yêu văn học tỏ ra khẩn khiết thật đấy. Tôi ngập ngừng giây lát rồi nói:

- Ngộ nhỡ ông Ôn Khắc biết tôi và cô, hai người cùng đi với nhau, ông ra đòn đánh tôi thì sao? Hơn nữa tôi hết ngày nghỉ phép rồi.

Tôi đẩy cánh cửa kính chờ cho cô ra trước. Bước ra ngoài rồi mà giọng cô vẫn chưa hết run rẩy:

- Có thật ông không muốn đi với tôi không?

- Thật sự xin lỗi cô.

- Chẳng lẽ ông không thể tin một lời nào của tôi sao?

- Cô đúng là con bệnh nan y chạy khắp mọi nơi lo tìm thầy tìm thuốc. May gặp tôi không phải hạng người xấu, chứ nếu cô yêu cầu một người khác đi cùng cô đến Hồ Nam ngay từ lần đầu mới gặp thì chắc hẳn cô sẽ mắc lừa thôi.

- Mắc lừa có gì là lạ, nam cũng như nữ đều thế cả thôi. Trong xã hội này, tôi nào dám hé răng, dầu chỉ là nửa lời với những người tôi gặp. Ngay cả chuyện này cũng vậy, tôi phải kín mồm kín miệng đấy chứ.

Đến đây Bồ Lam im bặt. Tôi đi dấn thêm mấy bước rồi dừng lại, khuyên cô:

- Hay là cố gắng đợi thêm lát nữa, chưa biết chừng ông ấy sẽ quay trở lại cũng nên.

Cô dừng chân đứng lại ngay trước cửa ra vào, người run rẩy như bị lạnh. Bất thần cô cất tiếng , giọng lạnh băng:

- Ông ấy không thể nào về đây được nữa. Không bao giờ!

Cảm nhận được ám thị trong câu nói, tôi ngoảnh lại nhìn cô chằm chằm:

- Hẳn cô còn biết gì khác nữa, cô lâm. Rốt cuộc cô đã biết được những gì nào?

Cô lặng lẽ dùng tay phải tháo chiếc găng ở bàn tay trái ra. Cô làm rất chậm, chiếc găng được lột ra từ từ. Cô không biết cô định làm gì nữa, nhưng cứ đứng lại nhìn, vẻ sốt ruột.

Cởi được găng ra rồi, Bồ Lam giơ cánh tay trái lên cao nói:

- Ông xem đây này!

Tôi bước lên mấy bước để nhìn cho rõ, có lẽ nào nó cũng giống như điều Ôn Kiến Quốc đã từng viết. Xem chừng bàn tay cô cũng lỗ chỗ những lỗ hổng, trong đó có những con sâu ngọ ngoậy. Tuy tự nhủ rằng đó chỉ là chuyện hoang đường nhưng tôi vẫn thấy lạnh cả sống lưng.

Bước lại gần hơn, tôi thấy làn da trên tay cô có vẻ như thiếu máu, nhưng nó sẫm hơn và không có gì đáng ngờ. Nước da trắng, trong như ngọc Hán thạch được lau bóng. Tôi vội hỏi:

- Nào, Cô Lâm muốn chỉ cho tôi xem gì đây?

Cô kéo tay áo lên, miệng cười nhạt:

- Ông không thấy lạ sao?

Bồ Lam nín lặng cho đến khi bàn tay tôi chạm vào da thịt trên cổ tay cô và bất chợt, tôi thấy mình thở sâu, gấp gáp, như có một luồng khí lạnh chạy lan khắp cơ thể.

Cổ tay cô... liệu còn có thể gọi đó là cổ tay hay không? Trên đó có những vòng tròn màu đen, không phải ở ngoài da mà hiện lên từ bên dưới, trông hệt như những lưỡi dao cạo râu phủ dưới một lớp màng mỏng trong suốt. Bề mặt tuy không có gì khác lạ nhưng những sợi màu đen đó như muốn phá bung lớp da để vọt ra bên ngoài. Dẫu cho nó không thật ghê gớm, hãi hùng như tổ Ong mà Ôn Khắc đã viết, song cảnh tượng này thật quái dị?

Tôi chết lịm đi:

- Cái gì đây?

- Tôi không biết - Đoạn cô thả tay áo xuống và đeo găng vào như cũ - Giờ đây, khắp mình tôi, chỗ nào cũng rải khắp những lưỡi dao bào đó và bất kỳ lúc nào chúng cũng có thể thái lát thân thể tôi tê tả thành vô số những miếng thịt mỏng manh. Vậy nên tôi cầu xin ông hãy cứu vớt tôi. Tôi cúi xin ông đấy!

Lúc này trong người tôi chẳng còn cảm thấy gì khác ngoài sự lạnh giá:

- Vậy đã có lần nào cô đi khám bác sĩ chưa?

- Bác sĩ bảo đó là trầm tích của sắc tố, khó mà nói cho rõ được.

- Thế Ôn Khắc, trên người ông ấy có gì khác không?

- Hẳn là có rồi. Ông ta bị trực tiếp, còn tôi thì bị lây từ ông ấy

Trách gì ông ta luôn phải trát phấn lên mặt, hóa ra là để che lấp những đường chỉ màu đen ấy. Chúng cứ như dấu vết còn lại của những đường cắt ngang trên da thịt ông, chúng ăn sâu vào từng thớ thịt và sau đó lại từ bên trong cắt phá ra ngòai.

- Nhưng cô có cảm giác đau đớn hoặc gì khác không?

Cô lắc đầu:

- Chả có cảm giác gì cả, chỉ thấy ghê lạnh thôi. Tôi rât sợ. Tôi sợ lắm!

- Đành phải đi khám bác sĩ thôi. Biết đâu cô đang mắc một chứng bệnh gì?

Trời nắng đẹp nhưng trong người tôi lại phát rét từng cơn một. Không phải vì nhiệt độ bên ngoài, nhưng còn lí do gì thì tôi thật sự không biết.

Tôi đi giật lùi mươi bước chân, gượng gạo cười:

- Mau thu xếp đi khám thôi. Sớm được ngày nào hay ngày nấy.

Ánh mắt cô lộ vẻ thất vọng. Cô nhìn tôi mà không nói. Khuôn mặt cô khuất sau tấm khăn quàng cổ nên tôi không biết sắc mặt cô lúc này ra sao, nhưng có thể đóan chắc rằng những đường chỉ đen sẽ lại xuất hiện trên gương mặt ấy, dọc ngang, ngang dọc phân môi trên với môi dưới, chia tách nhân trung và mũi làm mấy tầng cho đến khóe miệng. Tôi không dám nhìn cô thêm nữa, quay lưng rảo bước, mới được mươi bước đã ngoái cổ lại, Lâm Bồ Lam vẫn còn đứng đó. Dưới tia nắng mặt trời mà sao trông cô cứ như đứng giữa bóng đêm vậy.

Sau khi chia tay với cô, tôi trở về văn phòng như một người đang chạy trốn. Vừa kịp giờ ăn trưa, tôi lấy suất cơm hộp rồi bước vào phòng. Chỗ làm việc có hai biên tập viên nhà gần đó nên đã đi về. Văn Đán thì đang mãi gặm chiếc chân giò. Vừa thấy bóng tôi, hắn gọi to:

- Khang đấy phải không? Sao giờ mới tới, mình tưởng cậu không quay về đây nữa.

Mãi đến lúc ấy, tôi vẫn còn bồi hồi chưa yên vì nỗi kinh hoàng Lâm Bồ Lam vừa mới gieo vào lòng mình, vì vậy khi nghe lời hỏi thăm của Văn Đán, tôi thấy trong người ấm áp trở lại giữa cái thế giới quen thuộc thường ngày. tôi cất tiếng cười vang :

- Cả anh nữa, cũng hết việc rồi chứ?

- Xong đâu đấy cả rồi. Bây giờ lo bông của số tới. Cậu có tin gì hay không, làm cho mình một bài nhé!

- Mình vừa chớp được một câu chuyện. Ôi chà... hay quá đi mất, chỉ phải cái chưa viết ra được thôi.

Tôi ngáp vì mệt mõi nhưng sâu trong tâm trí vẫn còn phảng phất nỗi sợ hãi. Một nỗi hỏang sợ, cảm thấy giá buốt và u buồn nhưng dường như chính cái thế giới chưa ai biết đế ấy lại có sức quyến rũ lạ kỳ.

Buổi chiều tôi tiếp tục đọc bản bông. Tiếng là đọc song đầu óc tôi vẫn bị ám ảnh bởi lời nói của Lâm Bồ Lam. " Cô ấy nói thế nhằm ý gì nhỉ, liệu mọi việc có thật như thế không?" Và tôi sẽ phải nói gì đây, cứ xét theo lý lẽ thông thường thì tất cả những chuyện đó là phi lý, không thể nào có được. Nhưng cái lý thông thường đó liệu có thể cắt nghĩa được hết thảy mọi chuyện hay không?".

Giữa lúc ấy tôi chòang tỉnh khi nghe tiếng Văn Đán nhắc :

- Anh Khang, nghĩ gì mà bần thần ra thế, quên cả ăn cơ à?

Tôi gượng cười:

- Phải rồi, anh Văn Đán, theo anh thì liệu chiếc bóng có thể là một loài sinh vật hay không?

- Sao có thể như vậy được- Văn Đán bĩu môi - Mà nếu thật thế thì chiếc bóng ăn gì để sống nào?

- Cũng phải thôi- Tôi vẫn cười, vẻ gượng ép- cuối thế kỷ XIX, ở nước Anh từng có một nhà văn viết cuốn tiểu thuyết trào lộng nhan đề "Nước mặt phẳng". Ông vẽ nên một thế giới hai chiều, nơi có những con người chỉ là người mặt phẳng.

- Tất cả mọi thứ đều xuất xứ từ những ý nghĩ ba lăng nhăng mà nên- Văn Đán chỉ tay vào cỗ máy vi tính đặt bên cạnh tôi. - Giống như những chuyện đăng trên tạp chí của chúng mình ấy, chúng giống nhau hàng loạt.

Cứ cho rằng những suy tưởng loạn tùng bậy đó cũng có một phần giá trị nào đó trong nghệ thuật song dẫu sao cũng chỉ là sản phẩm của bộ não con người. Như bản thân tôi đây chẳng hạn, tôi làm sao biết được, rốt cuộc thì Lâm Bồ Lam là người thế nào, có chăng chỉ biết hiện giờ cô đã mang cái dáng dấp của một kẻ điên loạn. Mà những người viết bài trên mạng thì hoặc ít hoặc nhiều, điều có sẵn cái chất điên cuồng ở trong người rồi.

Ngày ngày chúng ta ngồi ém mình trong những chuyện điên loạn như thế, trách sao khỏi cũng hóa điên ít nhiều.

Văn Đán cười phởn ra mặt:

- Cái thế giới này vốn dĩ là điên cuồng, và trong con mắt của kẻ điên thì không điên mới đúng là điên, phải không nào?

Ai ngờ Văn Đán lại có thể đưa ra một chân lý làm tôi phải ngạc nhiên đến thế:

- Anh bạn làm tôi bị bất ngờ đấy, không ngờ anh hùng biện hay đến vậy, cứ là phải mở to mắt để nhìn anh mới xong.

- Thôi đi nào, cậu đâu phải là Lý Đĩnh, với tôi thì cậu nói hay mấy đi nữa cũng bằng thừa.

Tôi phì cười:

- Người ta là hoa thơm đã có chủ rồi, anh còn chờn vờn làm gì nữa?

Trò chuyện với Văn Đán, chẳng bao giờ phải giữ mẻ cả, hoặc ít hoặc nhiều, nó đều đem lại cho tôi cảm giác vui vẻ và dễ chịu, rằng thế giới này vẫn yên tĩnh. Vì hàng ngày tôi cứ đắm mình trong những chuyện ly kỳ rùng rợn, hay có dở có, nên tôi mới nghĩ rằng, không biết chừng mình cũng hơi bị điên. Và những người mình gặp, xem ra, hầu hết là những kẻ điên loạn.

Hết giờ làm việc, Văn Đán đến gần bên tôi hỏi:

- Hình như hôm nay cậu không phải làm thêm giờ?

- Ừ, nhưng cậu cần gì?

- Rét thế này, bọn mình đi nhậu lẫu nào, thêm chất cay, 50/50 được không?

Tôi vốn không thích rượu và cũng không mê đàn đúm; khốn nỗi hôm nay Ôn Kiến QUốc bị mất tích. lại thêm câu chuyện quái gỡ vừa nghe kể từ miệng của Lâm Bồ Lam làm tôi phát sốt , phát rét lên được. Tố nhất nên đến chỗ đông người nhộn nhạo, mù mịt khói thuốc và hơi rượu, họa may mới lấy lại được tinh thần. Nghĩ vậy tôi gật đầu:

- Được lắm, cứ đúng công thức 50/50 là xong hết.

Dân nhậu nhẹt quanh đây, phần nhiều là những gã độc thân làm trong nhà xuất bản. Họ ba hoa bốc phét và nốc bia như uống nước lã. Khi tan hội về tôi đã chuếch chóang say. Những ngày này không đế nỗi lạnh như hồi đầu đông, nhưng về đêm cũng giá rét chẳng kém. Vừa bước ra khỏi cửa hàng lẫu, gió từ bên ngoài đã thốc tới như những lưỡi dao khứa vào mặt tôi tê buốt.

Tửu lượng của tôi thuộc loại kém, chưa hết hai chai bia mà đã thấy nóng đầu, ù tai, chân bước loạng choạng. Đang dịp cuối năm, chẳng bói đâu ra một chiếc taxi, ngồi chờ ở đây thêm một lát nữa, chỉ e tiêu tán hết chút ít ngân lượng còn lại nhờ chầu rượu vừa rồi. Thế nên tôi cứ men theo lề đường mà đi, vừa đi vừa để ý nhìn sang bên đường, thấy xe thì gọi luôn.

Năm nay không đủ điện, mới chớm đông đã có chủ trương hạn chế dùng điện. Dãy phố nơi tôi đang đi thuộc khu vực bị hạn chế. Đèn đường chỉ thấp sáng được một bên phố và có nhiều cửa hàng ngay bên mặt đường phải đóng cửa. Cả đọan dài vằng tanh, vắng ngắt. Tôi thủng thẳng bước đi, hai tay đút túi áo, tự nhiên thấy buồn vơ vẫn.

Đi hết một phố vẫn chưa gặp được chiếc taxi nào. Dạo này tình hình trị an không ổn lắm, báo chí có đăng nhiều tin tức xung quanh nhiều vụ cướp taxi, phải chăng cũng vì thế mà các bác tài đâm hoảng? Tôi đưa tay lên bẻ lại cổ áo, che kín cổ cho đỡ rét mà gió lạnh vẫn lùa vào từng cơn buốt thơn thớt.

Đén đường chiếu ánh sáng mờ đục và chiếc bóng của tôi hắt xuống, lòa nhòa khơng rõ. Nó cử động theo tôi, lúc giăng dài ra, lúc thu ngắn lại, tựa hồ đang sống thật. Nó làm tôi nhớ lại câu chuyện có phần điên loạn của Lâm Bồ Lam mà giật mình, đó đã không còn là câu chuyện hoang đường khó tin nữa.

Đi đến đầu lối ngõ rồi mà tịnh không thấy bóng một chiếc taxi nào. Gần đấy có một cửa hàng tạp hóa còn mở cửa. Một ông lão thẩn thờ ngồi trông hàng phía trước một cây đèn hơi đang thắp sáng. Tôi đứng lại ngoài cửa, ghé miệnh hà hơi vào hai lòng bàn tay rồi mới nói:

- Tôi mua bao thuốc.

Ông lão, vẻ như không ngờ lại có một người như tôi xuất hiện ở cửa, nên tòan thân run rẩy khi nghe tôi nói. Lão ngẩng đầu lên, khuôn mặt nhăn nheo ấy đầy những đốm đồi mồi:

- Nhãn gì hở ông?

Tôi chỉ vào một bao, lão cầm lấy trao tay cho tôi:

- Dạo này ông lão có đắt hàng không ạ?

Đó là câu hỏi để gợi chuyện; trong cái đêm mùa đông lạnh lẽo với cảnh sắc kỳ dị và quái đản như nơi này mà được trao đổi một đôi lời với ai đó, đúng là có thể sởi ấm được lòng mình. Ông lão sẵng giọng trả lời:

- Hàng với họ gì, ngay cả ma quỉ cũng chẳng dám mò đến nữa là. Lão đành phải đóng cửa thôi.

Bị lão bóp chát thẳng thừng mà tôi không hề cụt hứng:

- Thời buổi này ai cũng khó cả, thưa lão.

Mua thuốc rồi tôi bước tiếp, vừa đi vừa đưa tay rút một điếu, châm lửa. Vừa rời tay châm lửa thì thình lình, như có một dòng điện chạy dọc theo người, tôi đứng sững tại chỗ.

Từ phía trước mặt, thỏang nghe như có tiếng bước chân vọng lại, khoan nhặt nhẹ nhàng nhưng rất chậm, dường như của một người chân đi giày đang tiến lại gần.

Đêm hôm khuya khắt thế này, ai còn ra phố làm gì nhỉ? hay là xúc cảm của tôi đã sai lạc rồi. Tôi nghi nghi hơặc hoặc nhìn về phí atrưốc, nhưng nỗi lo sợ tựa như một thứ dầu đen thấm vào tờ giấy, nó đã thấm đẫm toàn thân tôi từ lúc nào không biết. Các khớp xương trên người như khô cứng lại, tôi không còn làm chủ được bảnt hân mình nữa, chân cứ dấn bước về phía trước. Dường như bước chân kia bị nhiễm ma lực kì dị của nam châm. Rồi nó ru tôi vào cơn ác mộng- Toàn bộ cơ thể, chỉ trừ mỗi cái đầu, đều không chịu sự sai khiến của tôi nữa.

Tiếng bước chân mỗi lúc một gần hơn. Ai đó cất bước rất chậm và tiếng bước chân vọng lại, nghe thoang thóang, hệt như giọng nói mơ hồ, không rõ rệt của một ai đó, chỉ mỗi tiếng đưa chân chạm đất là như có thể trông thấy được. Đến nỗi tôi gần như đã kịp hòa nhịp, bước đều cùng người đó. Cảm giác này đến với tôi thật lạ lùng! rõ ràng mình biết hết tất cả và mọi vật hiện ra trước mắt y như cũ nhưng sao tôi cứ ngỡ là mình đang mơ. Mỗi khi tôi bước thêm một bước, nhất là lúc bàn chân chạm đất và khí lạnh của đất truyền qua đế giày thì dường như tôi cũng nghe thấy tiếng bước chân của người đó. Phải chăng đã có một sợi dây vô hình cột chặt tôi với hắn.

'' Đành phải dừng lại thôi...Mình đi nữa để làm gì nhỉ?"

Ngờ đâu, nỗi kinh hoàng cũng như một chất keo dính chắc, cho dù tôi đã cố hết sức để đứng lại bằng được nhưng rủi thay, đôi chân lại cứ bước đều đều, nhịp nhàng, từng bước một, chân sau tiếp nối chân trước, dẫu chậm chạp nhưng kiên quyết tiến về phía trước.

" Không chừng mình đang chiêm bao thấy một cơn ác mộng?" - Tôi nghĩ lung lắm, quên cả những ngón tay mình đã tê dại, mất hết cảm giác. Đúng lúc tôi tiến đến khúc rẽ ngoặt thì chỉ thiếu mươi bước nữa là đụng phải một người chạy bổ từ trong ngõ ra. Với vẻ tuyệt vọng, tôi đảo mắttrông về [hía trước , sao nó phảng phất giống như một tảng băng xốp trong suốt bị thân thể tôi lao vào phá vỡ, tạo ra một lỗ hổng lớn, không khí bốn chung quanh bị dồn nén ùa vào hình thành một cơn lốc xóay dữ dội.

Trời ơi... Ngón tay tôi đau buốt dữ dội như bị kim châm, kéo theo là cơn đau đang nhanh chóng lan truyền khắp cơ thể, cả trí não tôi cũng oằn oại, nhức nhối, chân bước lảo đảo, ngã vật vào tường.

Không dè đó chỉ là điếu thuốc cháy đến đầu ngón tay, cái bóng vì thế không lấy gì làm lớn so với nỗi kinh hoàng trong lòng tôi đang lan tỏa, mờ mịt như sương mù. Tôi ngoảnh đầu nhìn lại cửa hàng lúc nãy giờ đã lùi xa tít tắp cùng với ông lão đang khuân những tấm ván cửa lo đóng kín mặt tiền. "P61p...Pốp" Tiếng va đập của ván cửa âm vang, xuyên qua không gian làm người tôi tê dại đi như một khúc gỗ. Và ánh sáng trắng nhờ của cây đèn hơi cũng bị che khuất dần bởi những tấm ván cửa lần lượt được lắp kín đầy khung cửa.

"... Mình quay trở lại, có lẽ tốt hơn?" Nhưng biết ăn nói thế nào với ông lão, không chừng ông nghĩ mình là quân trộm cắp bất lương thìsao? Còn đi nữa thì xin chịu vì không thể biết được ai đang rình rập mình ở sâu trong ngõ kia?

Đang lúc ngập ngừng bỗng nghe đánh "phập" một tiếng và cả một bên đèn đường tắt ngấm. Trời tối đen mịt mùng, tôi tưởng mình bị một tàng đá lớn từ trên trời rơi xuống đè sập. Trong khoảnh khắc ấy, tôi trông thấy đôi bàn tay lơ lửng ló ra nơi đầu ngõ hẻm.

Biết đâu nó chỉ là cảm giác sai lạc? Mắt tôi vẫn chưa quen được với bóng tối vừa bất thần đổ xuống; trông về phía trước, không thấy gì hết ngoài những đốm trắng nhập nhòe lúc xa lúc gần... và tôi lại càng không thể tin là mình đã sai. Hai bàn tay ấy, năm ngón tay cong queo lấp ló chìa ra từ bên trong ngõ. Bởi rồi, giả thử tôi không bị bỏng nơi đầu ngón tay, dễ thường tôi đã kịp đặt chân tới đầu ngõ, và có thể hai bàn tay này đã chạm lên một bên vai tôi rồi.

- Ai đấy?

- Là ông đấy ư?

Tôi sửng sốt trước âm thanh đập vào tai tôi, lạ hoắc, khô khốc, lạnh lùng song giọng nói nghe quen như đã từng gặp ở đâu:

- Vậy ông là... - Tôi nói lúng búng trong miệng.

Tôi bỗng thấy sợ gặp người này. Nỗi sợ tự nhiên len lên từ trong lòng, hệt như trẻ con sợ rắn và rết vậy. Tôi sợ hãi vì không trông thấy hắn. Song nghe trong giọng nói của hắn thì dường như là hắn có biết tôi, thế nhưng tôi không thể nhận ra đó là tiếng nói của ai. Hắn hạ thấp giọng, khẽ cười, vẻ gượng ép như tiếng một hòn sỏi lăn, ráo hỏanh. Rồi cũng đột ngột như như lúc tiếng bước chân từ đâu dội lại, song lần này, âm thanh thóang nhẹ, nhỏ dần và mỗi lúc một xa hơn, có tiếng rung của một quả chuông nhỏ ngân dài và vọng xa, hồi lâu mới lắng xuống. Gắng gượng vượt lên nỗi sợ hãi, tôi len lén men theo vách tường, thò đầu ngó vào trong ngõ. Không có đèn đường, suốt dọc ngõ sâu chìm trong bóng đêm, chẳng khác nào một đường ống dài dặc, đen ngòm. Cảm giác dường như nó cũng có trọng lượng chèn nặng vào phía giữa. Và tôi chỉ kịp nhìn thấy, vút qua nơi đầu mút của khoảng tối, một chiếc bóng đen, không biết nó rẽ vào góc nào!

Là ai không biết? - Tôi thở sâu cho bớt sợ. Giá như mình rượt lên được, chưa biết chừng có thể đuổi kịp hắn...Vô tình tôi bước một bàn chân vào lối ngõ. Gan bàn chân mát lạnh rồi nhoi nhói như bị kim châm khiến tôi rụt chân về, quay trở lại nơi dưới ánh đèn đường ở bên ngoài. Nhờ đấy tôi thấy người ấm trở lại, vẫn biết rằng tự tôi đang đánh lừa chính bản thân mình.

Dưới đất lộ ra một vật gì đen đen, ban nãy tôi vừa giẫm phải nó. Một lần nữa tôi lại liếc mắt nhìn xéo vào trong ngõ, từ chỗ sáng đèn trông vào, ngõ sâu càng trở nên thâm u, đặc quánh. Tôi không dám nhìn thêm nữa và cúi xuống nhặt vật ở dưới chân mình, đưa ra trước mắt, tôi thảng thốt, bàng hoàng cả người. Đó là chiếc nhẫn đeo ở ngón tay cái, bằng đồng, trên mặt có những đốm loang lỗ là vết tích bị bào mòn. Bốn bề vắng tanh không một bóng người, tôi xòe hai bàn tay quờ quạng rờ tìm trong không khì cái mùi hôi tanh khó chịu. Khôngh phải mùi tanh của cá, cũng không phải mùi xú uế, rửa nát mà là mùi tanh tưởi như của gỉ sắt. Và giữa khỏang không trước mắt dường như vẫn còn lưu lại cái bóng thân hình của hắn, nó lạnh ngắt như một cơn ác mộng không bao giờ tỉnh thức được nữa.

Tôi rùng mình trong cơn giá lạnh ghê người. Khí rét đêm khuya như bệnh tật thấm sâu vào vào mọi vật xung quanh. Tôi không còn lấy đâu ra hơi sức để chống đỡ với sự rét buốt, và nỗi kinh hoàng dường như không bao giờ tan biến khỏi chốn này. Cứ thế, tôi lao mình về phía trước. Sau mươi bước chân đến được đầu ngõ, lúc ấy tôi mới đi chậm, ngoài cổ trông lại khúc đường rẽ ngoặt tưởng chừng nó là một cửa hoang của lòai dã thú ngày nằm phục, đêm mò ra tìm mồi. Quanh quất nơi đây chỉ có khí lạnh âm u khiến tôi không còn muốn nấn ná thêm nữa. Đút chiếc nhẫn đeo ngón tay cái vào túi áo, tôi bước tiếp.

Một đường phố chạy ngang ngay phía trước mặt. Khác với dãy phố bị hạn chế dùng điện vừa rồi, đường phố này sàng trưngvà có sự ấm áp của hơi người. Sau khi đặt chân lên đường phố, tôi khom người, hai tay đặt lên đầu gối, thở bằng miệng từng hơi dài một.

Đi trên đường, cái mùi nồng nặc của mồ hôi người mà chỉ những lúc đêm về khuya mới cảm nhận rõ, dường như muốn báo cho tôi biết, xung quanh đây đều là những con người giống như tôi. Ngoảnh mặt về phía sau nhìn lại quãng đường vừa đi qua, tôi thấy ngôi làng ấy vẫn thấp thoáng ánh điện nhưng vì xuyên qua một lớp kính mờ nên trông không rõ. Còn cả dãy phố thì tối om như bị ma ám.

Tôi bước lên một chiếc taxi đã chật cứng người, không ai muốn nhường nhịn ai hết. Vậy mà trong cái không gian nhỏ hẹp này, tôi lại thấy nó yên ổn hơn không biết bao nhiêu lần so với nơi đường phố rộng thênh thang ngoaì kia.

- Ông đi đâu đấy?

Thấy tôi vẫn nín thinh suốt từ lúc lên xe tới giờ, ông tài tỏ vẻ sốt ruột, biết đâu ông còn nghi ngại liệu tôi có phải là một tên cướp đường hay không? Sau khi tôi cho biết địa chỉ, người lái bật sáng đèn ngầm và cho xe chạy tiếp. Về đêm, ít xe cộ qua lại nên ông chạy với tốc độ nhanh. Đoạn đường kia, thoáng cái đã bị bỏ lại phía sau. Tôi ngồi dựa lưng trên ghế, bỗng nhiên thấy ươn ướt hai khóe mắt.

Dĩ nhiên đây không phải nước mắt xúc động mà là nước mắt sợ hãi.

" Con người ấy, rốt cuộc hắn là ai"

Tôi cứ nghĩ hoài. Bất chợt, một ý nghĩ vụt thoáng qua qua đầu, tựa như tia sáng của sao đổi ngôi.

- Là ông ấy rồi? - Tôi hét lên.

" Chát", tiếng xe rít phanh đứng lại. Tôi mất thăng bằng, suýt nữa bị hắt ra ngoài cửa xe, hai tay bám vội vào thành ghế. Ông lái nhìn tôi trừng trừng, ánh mắt lộ vẻ nghi hoặc:

- Ông vừa trông thấy ai thế?

- Khôing sao hết, tôi đãng trí đấy thôi. - Tôi cười vẻ gượng gạo.

- Không việc gì thì đừng làm ồn lên nữa. - Ông tài gắt gỏng nhắc nhở - Đêm hôm khuya khoắt thế này mà ông còn làm người ta hết hồn.

- Tôi xin lỗi. - Đang lúc ngồi trên xe chẳng biết làm gì hơn ngoài câu xin lỗi suông nhưng tôi vẫn cố vớt vát - Sau này tôi không thế nữa.

 


» Quay lại mục truyện trước
Tuyển tập nhửng video clip quay lén
Đoc truyện ma

tags: truyen ma,doc truyen ma,truyen cuoi,truyen tieu thuyet tinh yeu,truyen tuoi teen,truyen cuoi dan gian,truyen ma kinh di,tong hop cac loai truyen,sms kute,sms dep,sms y nghia

doc truyen ma truyen truyen