" Nơi tôi đến cùng với Lâm Bồ Lam là làng Xạ Công".
Bài viết của Ôn Kiến Quốc mở đầu như thế. Ông ta viết
tiếp: 'Xạ Công, trong sách cổ là tên gọi một con quái vật, không rõ vì
sao người ta lại lấy nó để đặt tên cho làng này. Đất làng thuộc tỉnh
Hồ Nam, xung quanh là núi. Phía trước làng trải rộng những thửa ruộng
vỡ đất làm mùa. Những tảng đất đen nhánh màu kim loại được cày lật lên
để phơi ải. Đất khô rắn vì chưa có tuyết đầu mùa. Tôi và Lâm Bồ Lam
cùng đi trên đường, lo tìm chỗ ngỉ trọ qua đêm. Làng không lấy gì làm
lớn, nó chỉ có hơn hai mươi hộ gia đình và chúng tôi cảm thấy hầu hết
mọi người ở đây đều có dáng dấp kỳ dị."
Tôi đã từng thấy cảnh tượng này trong tiểu thuyết của Ôn
Kiến Quốc. Chỉ có điều là khi đăng tin trên mạng thì nên sử dụng một
số chữ hạn chế, do vậy tác giả đã chia tác phẩm ra làm nhiều đoạn. Tuy
trong đó có nhiều lỗi chính tả và viết sai về mặt chữ đồng âm nhưng
sự gắn kết guiữa các đoạn rất mạch lạc, rõ ràng chứng tỏ không thể xem
thường năng lực viết của tác giả được một bài viết hoàn chỉnh mà tác
giả gởi đến cho tôi. Đến đây, tôi tự rót cho mình một chén trà, uống
rồi mới đọc tiếp.
Ngôi làng dựa vào thế núi, phần nào như "Thế ngoại đào
viên" , đi trên đường làng cảm thấy rất dễ chịu. Hai người vừa đi vừa
ngắm cảnh, luôn tay chụp ảnh bằng máy ảnh kỹ thuật số. Không khí êm ả,
mãi chụp ảnh, hai người không để tâm đến nét mặt thờ ơ, lạnh nhạt của
những người làm ruộng khi trông thấy họ.
"Kìa, Kiến Quốc, anh lên đây đi ! "
Lúc ấy ông ta đang chụp cảnh trời chiều và ánh hoàng hôn
lúc mặt trời gác bên đầu núi. Không khí mát lành và bầu trời trong
veo, ráng chiều phô bài màu sắc vàng tươi... Ôn Kiến Quốc đang mãi mê
chọn cảnh bỗng nghe thấy Lâm Bồ Lam gọi mình. Ngước nhìn lên, ông thấy
cô đứng trên bệ đá, giơ tay vẫy.
Đi gần đến nơi ông ta mới kịp nhận ra đó không phải bệ đá mà
là cái miệng giếng, trên mặt có phiến đá lớn đậy kín. Ôn kiến Quốc
bước nhanh đến bên Bồ Lam và nói:
- Chỉ là cái giếng bị bỏ đi có gì mà phải xem?
- Anh thử coi lại đi nào, chưa chi đã vội khinh thường -
Dứt lời, cô cúi xuống ngồi xổm, thò tay vào trong bọc lấy ra một tờ
giấy ăn lau chùi bùn đất bàm trên mặt phiến đá. Nó được cột bằng một
sợi dây xích đầy gỉ sét. Dây xích cỡ bằng cổ tay đứa trẻ, áng chừng
khá nặng. Thoạt đầu, bùn đất bám đầy trên mặt phiến đá không thấy rõ
được, chờ khi Bồ Lam lấy giấy lau sạch, lộ ra một khoảng rộng và Ôn
Kiến Quốc nhận biết trên mặt phiến đá có khắc họa đồ " Thái cực bát
quái"
Nguyên bản bức phù điêu khi làm ra tương đối thô, còn họa
đồ "thái cưa bát quái" này được chạm trổ rất tinh tế, nhất là những
nét khắc ở phần âm dương gây cảm giác hình khối lập thể rõ rệt. Tuy
mặt đá không có màu nhưng nhìn vào tấm họa đồ, người ta vẫn cảm nhận
được sự khác biệt về trình độ tinh vi của điêu khắc. Ôn Kiến Quốc như
bị mê đi. Ông ta cúi xuống xem, vẻ rất chăm chú:
- Chà, đẹp quá!
Thấy Ôn Kiến Quốc thích những họa tiết khắc trên đá đó, Bồ Lam lấy làm hài lòng lắm mới hỏi:
- Vậy người ta khắc hình vẽ lên đá để làm gì vậy Ôn Khắc?
- Mê tín. - Ôn Khắc đáp bừa, người ngày xưa đều mê tín như
vậy cả. Rồi ông ta đưa máy ảnh kỹ thuật số lên để chụp, tức thì nghe
Bồ Lam hỏi:
- Nhưng phiến đá đó có đáng tiền không?
Ngày hôm qua hai người cũng đã đến thăm một ngôi nhà cũ, ở
đó, các khuôn cửa sổ trong nhà đều được chạm trổ hình hoa là và cả
hai mái vòm cũng khắc tranh " bát tiên". Hướng dẫn viên du lịch cho
biết, ở miền tây tỉnh Hồ Nam bây giờ vẫn còn nhiều kiến trúc cổ kiểu
như thế này, nhất là ở sâu trong những xóm làng hẻo lánh, người ta lưu
giữ rất nhiều đồ cổ. Thậm chí, nhiều nhà còn có những đồ của thời
Minh. Một khuôn cửa sổ hoặc một cái tủ chạm khắc hoa lá đem bán đấu
giá trên thị trường cũng hái ra khối tiền đấy! Bồ Lam nghe nói vậy thì
thích mê đi; giờ lại nghe cô ta hỏi đến tiền, Ôn Kiến Quốc thực không
thể nào nhịn cười được nữa:
- Chẳng lẽ cô định đánh cắp phiến đá này đem đi hay sao? Coi chừng nặng lắm đấy!
" Nếu bây giờ mà gặp được ai trong làng muốn bán lại đồ cổ
cho mình thì mình cũng mua... " Ôn Kiến Quốc nghĩ thầm trong bụng.
Chợt nghe Bồ Lam gọi:
- Kiến Quốc, chụp cho em kiểu ảnh này đi !
Cô ngồi ngay ngắn trên phiến đá, hai chân bắt chéo, lấy
tư thế hơi xoay người sang bên trái. Chả là lâu nay cô vẫn có nghĩ
chụp lấy phần nửa gương mặt bên phải bao giờ cũng đẹp hơn, thế rồi các
tấm ảnh của cô, hoặc íy, hoặc nhiều, tuy có khác nhau nhưng đều chụp
với tư thế hơi xoay người về bên trái. Ôn Kiến Quốc thấy tức cười
nhưng cũng lùi lại chừng hai bước chân rồi đưa máy lên hướng về phía
cô, miệng nhắc:
- Nào, ngẩng đầu lên chứ... được đấy, ngoảnh mặt lại một chút nào...
- Các người làm gì thế?
Giọng nói nhưlệnh vỡ làm cho Ôn Kiến Quốc giật nảy
mình. Ông ta quay lại nhìn, hóa ra là một nông dân vai vác cuốc. Ông
ta có dáng vẻ của người có học, nói được tiếng phổ thông, tuy giọng
hơi trọ trẹ nhưng hiểu được. Kiến Quốc vội đặt máy ảnh xuống và nói
với vẻ mặt tươi cười:
- À... chúng tôi đang chụp mấy kiểu ảnh làm kỷ niệm, có phiền gì không hả bác?
Nét mặt của người làm ruộng lộ vẻ hoảng hốt như thấy
Kiến Quốc đã làm điều gì đó quá quắt lắm vậy. Cứ vậy, ông ta giữ
nguyên cái cuốc trên vai, lao bổ tới cái giếng, thấy không sao cả thì
mới thở phào nhẹ nhõm:
- May mà các người không đụng chạm gì đến nó!
Sau khi bỏ cuốc xuống, ông nhìn hai người với ánh mắt dò xét hồi lâu rồi mới hỏi:
- Sai hai người lại tìm đến đây?
Từ đầu đến giờ, chỉ vì không nói được thổ ngữ trong
vùng, cả hai người cứ thế mà đi, đến đâu hay đó, giờ mới gặp người có
thể trò chuyện được nên họ thấy nhẹ cả người:
- Chúng tôi bị lạc đường, bác ạ. Đang muốn trở ra, không biết phải đi lối nào?
- Hai người cuốc bộ khá xa rồi đấy, những mười mấy cây số cơ mà.
Đoạn ông cúi đầu xuống, vẻ như ngẫm nghĩ điều gì rồi chợt nhớ ra:
- Phải rồi, tiện thể ngày mai đội sản xuất có xe vào
làng lấy lúa giống sẽ chở cả hai người củng đi. Giờ nếu hai người
không chê thì cứ nghỉ tạm ở nhà tôi một tối, không sao cả.
Ôn Kiến Quốc mừng rơn, nắm tay người nông dân và nói:
- Quả thật tôi không còn biết nói gì hơn nữa, cần trả
bao nhiêu tiền chúng tôi cũng xin chịu. - Lúc cầm tay người nông dân,
ông ta cảm thấy đau nhói nơi gan bàn tay vì đụng phải một vật sắc
cạnh, khi cúi xuống nhìn thì thấy nơi ngòn tay cái của người dân quê
có đeo một chiếc nhẫn bằng đồng, hình thù quái dị; ông ta sững lại.
- Tiền nong đối với người nhà quê chúng tôi có là gì đâu, tôi có lấy cũng bằng thừa thôi.
Ông ta tỏ ra xới lới, nói chưa hết lời đã vội đi ngay,
chân hơi tập tễnh song đi rất nhanh. Ôn Kiến Quốc phải vất vả lắm mới
theo kịp, còn Bồ Lam gần như phải chạy bộ theo sau. Khi tiến sát đến
lưng người nông dân, Ôn Kiến Quốc lại hỏi:
- Này bác, chúng tôi phải gọi bác như thế nào nhỉ?
Gã nông dân không đứng lại, vừa đi vừa nói:
- Tôi họ Liễu, tên là Văn Uyên.
Họ tên người này lại khiến Ôn Kiến Quốc phải trầm trồ.
Gã nhà quê này, dáng vẻ bề ngoài trông thô kệch, vụng về nhưng tên gọi
nghe ra rất văn hoa và tao nhã, thậm chí còn có vẻ "tri thức" hơn cả
cái tên "Kiến Quốc" của ông ta nữa? Nghĩ vậy, Kiến Quốc bật kêu to:
- Xin chào Liễu đại ca, rất cám ơn anh.
Nhà Liễu văn Uyên ở gần ngay đấy, cách cái giếng không
đến mấy chục mét. Đó là một khuôn viên rộng rãi, chính giữa là sân.
Ông ta dẫn hai người khách sang phòng bên đầu hồi, nói trong lúc không
ngửng đầu lên:
- Hôm nay ngày rằm, hai người nhớ đừng đi lại lung tung, nhé !
- Vâng - Ôn Khắc chưa kịp hiểu vì sao, chỉ đằng hắng được
mỗi một tiếng "hừm" giữa lúc Văn Uyên nghểnh cổ nhìn lên trời nói:
- Hôm nay chắc đẹp trời, vậy hai người nên nghỉ sớm đi !
Dứt lời ông ta cầm cây cuốc lên để dựa vào đằng sau tường, gọi với vào bên trong nhà:
- Mẹ nó nhớ thổi thêm cơm cho khách nhé! - tiếp đó ông quay mặt về phía hai người khách mỉm cười:
- Hai người cứ nghỉ đi chốc lát, cơm chín rồi ta cùng ăn.
Chờ cho văn Uyên đi khỏi, Bồ Lam, với nét mặt lộ vẻ lo
ngại đưa tay kéo Ôn Kiến Quốc giữa lúc ông ta đang mãi quét bụi trên
giường. Ôn Kiến Quốc ngoái cổ lại:
- Sao thế, Bồ Lam?
- Em thấy có điều đáng ngại
- Ngại nỗi gì nào, thi thoảng về sống ổ thôn quê cũng hay lắm chứ!
Dọn dẹp giường ngủ đâu vào đấy, nét mặt Ôn kiến Quốc tươi hằn lên, nói giọng nhả nhớt:
- Bồ Lam, em vẫn chưa qua kì kinh sao?
- Cái gì cơ? - Bồ Lam giơ tay đập vào người ông ta, mặt đỏ lên - Sao đầu óc anh chỉ toàn nghĩ ...
- Sắc tình khiến người ta si mê. Khổng phu tử nói thế còn sai vào đâu được?
Bồ Lam tức tối ra mặt:
- Thôi đi, đó là Mạnh Tử nói.
Rồi cô bước thẳng tới cửa sổ, nhìn ra ngoài. Khuôn cửa
xây theo kiểu cổ với cánh cửa bằng gỗ mộc, khi đóng lại, trong nhà tối
om. Cô nói:
- Cửa sổ này, họ làm khéo thật đấy.
Ôn Kiến Quốc vừa dọn dẹp xong, đang lúc rảnh rang, nghe Bồ Lam nói vậy cũng hùa theo:
- Đúng vậy, cái gã Liễu Văn Uyên này, trước kia có lẽ
là con nhà giàu. Tôi thấy chiếc nhẫn ở ngón tay cái của ông ta dễ
thường là đồ cổ. Không biết ông ta còn thứ gì khác quý giá hơn nữa
không?
- Thế anh định mua đồ cổ chăng? - Bồ Lam chợt hạ thấp giọng nói nhỏ:
- Suỵt... Có ai đến kìa?
Người đó dừng bước, đưa tay gõ cửa. Ôn Kiến Quốc thuận
tay đẩy cánh cửa ra và ông chủ nhà xuất hiện nơi ngưỡng cửa với một ôm
chăn gối trước bụng. Ông bỏ đống chăn gối xuống giường rồi nói, giọng
thành thật:
- Chỗ nhà quê, số chăn gối này vừa mới giặt cả đấy, hai người dùng tạm.
Chăn gối tuy không phải là mới nhưng được giặt giũ sạch sẽ. Ôn Kiến Quốc tỏ vẻ ái náy:
- Thật tình, Liễu đại ca làm tôi khó xử quá, biết lấy gì để tạ ơn đại ca đây?
- Có gì đâu mà phải lo như thế, lập thu rồi, trời trở
rét, không đắp chăn để chịu chết rét à? - Đưa chăn gối xong đâu vào
đấy, ông ta quay ra, mới đi đến ngưỡng cửa thì bất chợt ngoảnh mặt
lại, dặn dò hai người khách:
- À phải rồi, nếu có gặp bà nhà tôi thì đừng sợ nghe chưa? Bà ấy cũng dễ dãi, không có gì đáng phải ngại đâu...
Ẩn ý của câu nói này, phải đến khi ông chủ nhà gọi đi
ăn cơm, họ mới vỡ lẽ. Gia đình Liễu Văn Uyên có bốn người - vợ và hai
thằng con trai. Tiếng là quê mùa nhưng ông sống rất cởi mở và rộng
rãi, chỉ mỗi bà vợ là thô lậu phải biết, hai thằng con thì nhem nhuốc,
bẩnt hỉu, đang tuổi trái tính trái nết, thấy người lạ chỉ biết trơ ra
nhìn, ánh mắt e dè sợ sệt. Nói cho dễ nghe, có lẽ chỉ vì chúng nhát,
không dám gần người lạ, còn nói khó nghe hơn thì đúng là vẻ ác cảm lộ
ra qua ánh mắt, cứ mỗi khi bưng chiếc bát bằng sành lên, những con mắt
mở to không chớp của ba mẹ con cứ nhìn trừng trừng qua miệng bát, tựa
hồ những con mắt của loài thú dữ đang chăm chú rình mồi vậy.
Gian phòng chính của Liễu Văn Uyên rộng thênh thanh,
giữa nhà trống trơn không bày biện gì, cả bức tường chính diện cũng
vậy. Khác với mọi nhà ở trong làng thường hay trưng bày ảnh lãnh tụ, ở
đây ông ta chỉ treo mỗi một khung ảnh với tấm ảnh đen trắng rất to ở
trong nhưng do mặt kính bên ngoài đã bị bụi phủ mờ nên chẳng ai biết
nó là ảnh gì. Bữa ăn thanh đạm dọn ra với món ớt đỏ xào thịt muối và
thêm một ít rau xanh. Cả nhà Liễu Văn Uyên ăn uống rất ngon lành.
Riêng cô Bồ Lam bị từng ấy con mắt của vợ và hai cậu con trai Văn Uyên
nhìn chằm chằm từ đầu đến chân nên hoạng, cô chỉ dám ăn nhỏ nhẹ, qua
quýt cho xong bữa...
Ăn xong, người vợ lo việc thu dọn và ông chủ nhà ợ lên
một tiếng no nê, lấy tay lau mồm. Ôn Kiến Quốc liền đưa cho ông một
điếu thuốc và nói:
- Xin mời Liễu đại ca.
Gã đón ngay lấy, vẻ rất hỉ hả, châm lửa hút rồi nói:
- Ấy, suýt nữa thì quên không hỏi họ tên hai người đấy?
- Tôi họ Ôn, tên Kiến Quốc, còn kia là bạn gái của tôi, cô Lâm Bồ Lam.
Thoáng thấy mấy tiếng "là bạn gái", bà vợ Liễu Văn Uyên
liển đưa mắt liếc trộm Bồ Lam. Hai người, tuổi tác chênh nhau chẳng
là mấy song bà vợ ông chủ nhà, do làm lụng vất vả nên già trước tuổi,
trông như đã bốn mươi. Chưa kể bà còn có hai cậu con trai đều đã hơn
mười tuổi rồi. Hai người đàn ông rì rầm trò chuyện không biết chán, bỏ
quên Lâm Bồ Lam ngồi buồn một mình, chẳng nói chẳng rằng. Liễu Văn
Uyên khơi màu:
- Vậy ông Ôn Kiến Quốc làm nghề gì ạ?
- Kinh doanh nhì nhằng, làm cò con thôi. - Ông ta như
đỏ mặt với câu trả lời ấy, song nói vậy cũng đúng, vì hiện thời Ôn
Kiến Quốc viết bài cho tạp chí, cũng là một kiểu kinh doanh ít phải bỏ
vốn. Vừa nói, Kiên Quốc vửa để ý quan sát bài trí trong nhà Liễu Văn
Uyên. Ngôi nhà rất cổ, có lẽ chủ nhân của nó thuộc tầng lớp trưởng giả
trước đây nhưng giờ đã bị sa sút. Bàn ghế cũ kỹ, không có cái nào là
không bị tróc sơn, bong ra từng mảng.
Chuyện phím dông dài, Ôn Kiến Quốc thấy đã sốt ruột mới đổi giọng hỏi:
- Tôi muốn hỏi Liễu đại ca xem trong làng ta, liệu còn có ai giữ được những thứ đồ cổ tử thời xưa để lại không?
Ánh mắt Liễu Văn Uyên như lóe sáng trong lúc y nói:
- Đồ cổ thì không thiếu đâu, như ngôi nhà này chẳng
hạn, nó được xây từ thời trước nhà Thanh, vốn dĩ của một địa chủ trong
làng. Về sau, trong cải cách ruộng đất, nó được chia cho tôi. Đấy,
ông coi thử, nào bàn, nào ghế, trăm tuổi cả đấy!
Bàn ghế đúng là rất cổ nhưng khốn một nỗi trông chúng
cũ nát, khập khiểng với chất gỗ không phải là thứ hồng mộc nên xem
chừng người địa chủ kia chưa chắc đã là tay giàu sụ. Đến đây ông ta
nhích ghế kéo lại gần Liễu Văn Uyên và nói nhỏ:
- Thế còn những lọ hoa trang trí bằng chữ viết, ở đây có không hả ông?
Liễu Văn Uyên vội nhả khói thuốc từ trong miệng ra nói:
- Ai dè Ôn huynh lại là người chơi đồ cổ cơ đấy?
Ôn Kiến Quốc cười, vẻ gượng gạo:
- Vâng, tôi thích chơi đồ cổ, thí dụ như chiếc nhẫn hiện
đang đeo trên ngón tay cái của ông anh đấy, phải chăng...?
Chưa kịp nói hết câu, Ôn Kiến Quốc đã thấy cặp mắt của
Liễu văn Uyên lóe sáng tựa hồ hai mũi dao nhọn sắt, và bất thần , ông
ta cảm thấy mình như bị ngạt, nói không thành tiếng nữa. Nhưng may mắn
cho ông ta, lát sau, ánh mắt của Liễu Văn Uyên dịu dần khi gã nói:
- Chiếc nhẫn này lâu đời thật đấy, song nó chỉ là thứ đổ cổ giả hiệu đúc nên từ thời Quang Tự.
- Tôi xem nhờ được chứ? - Nói rồi ông ta đường đột chìa
tay ra, trong bụng vẫn nghĩ, chắc gì ông ta đã nghe mình. Không dè
Liễu Văn Uyên tháo ngay chiếc nhẫn trên ngón tay, nói:
- Đấy, ông cứ xem đi...
Thoạt nhìn trông như chiếc nhẫn được đúc bằng đồng
xanh, song khi cầm trên tay thì biết không phải thế vì trọng lượng của
nó quá nặng. Hơn nữa, Ôn Kiến Quốc lại là tay sành sõi về đồ trang
sức bằng vàng, nên chỉ việc ước lượng bằng tay là đủ rõ rồi. Chiếc
nhẫn này nặng hơn vàng ròng một chút, chắc chắn không phải là đồng
xanh. Sau nữa, về mặt tạo hình của nhẫn, ngó bề ngoài thấy nó đơn sơ
cổ kính, nhưng nhìn kỹ từng chi tiết, mới nhận ra được sự tinh xảo với
nét khắc hình con thao thiết, nắn nót, thanh khiết, y như nét vẽ vậy.
Có lẽ phải đến cuối đời nhà Thanh, may chăng các nghệ
nhân mới đạt tới trình độ công nghệ này, như ta vẫn thường gọi nó là
trình độ của thời kỳ cận đại. Còn như đời Thương - Chu, họ không thể
làm ra những thứ đồ tinh xảo như thế này. Đó là chưa kể miền Tây của
Hồ Nam vào thời Chiến Quốc thuộc nước Sở lúc ấy là vùng đất của dân
tộc thiểu số, khác với vùng Trung Nguyên như Hà bắc, Sơn Đông chẳng
hạn. Nghe vậy, Ôn Kiến Quốc tỏ vẻ thất vọng, đành trả lại ông chủ
chiếc nhẫn:
- Những lọ hoa trang trí bằng chữ viết thì sao, có hay không ông anh?
Liễu Văn Uyên phì cười:
- Chữ viết thì bới đâu ra bây giờ? Tuy làng này cũng có
một số người được ăn học hẳn hoi nhưng chữ nghĩa của họ bỏ xó lâu
rồi, còn rặt những đồ cổ chỉ đáng làm đồng nát đem bán như hai người
đã thấy đấy. Nên tôi muốn hỏi thật, có đúng Ôn huynh đang buôn đồ cổ
đấy phải không?
- Chơi đồ cổ, thích thế thôi. - Ông làm bộ cười giễu. Vẻ uy
nghi, đường hoàng một thời của căn phòng lớn này đâu rồi? Lúc ấy,
chính giữa phòng nổi lên bức tranh mãnh hổ, chung quanh treo đầy các
bức vẽ thư pháp. Quả đáng mặt một gia chủ giàu sang. Vậy mà bây giờ,
đập vào mắt mọi người là đống củi trỏng trơ trong xó nhà với cánh cửa
ra vào ọp ẹp, lung lay như răng ông lão và bốn chung quanh bốc lên một
mùi phân gà chua loét... đúng cảnh nhà của một gia đình nông dân bình
thường.
Chuyện trò rôm rả, câu được câu mất, trời tối lúc nào không
hay. Miền Tây tỉnh Hồ Nam, bốn bề núi cao nên đêm tối đến sớm, loa
phóng thanh treo trên tường bất thần phất ra một loạt âm thanh chói
tai dạo đầu cho chương trình truyền tin của trạm phát thanh địa
phương. Trước hết, phát thanh viên dùng tiếng Quảng đọc bảng tin về
thu hoạch vụ mùa. Tiếp theo là chương trình " Tượng thanh", Liễu Văn
Uyên loạng choạng đứng dậy, ném điếu thuốc hút dở đi rồi quay ra bảo
Ôn Kiến Quốc.
- Ông nhớ cho, tối đến, đừng ai ra ngoài và chớ có bén mảng đến chỗ cái giếng.
- Giếng nườc sao mà không dùng nữa hả ông?- Ôn Kiến Quốc hỏi.
Ông chủ nhà đã toan lên lên gác, nghe thế thì chững ngay
lại, cúi đầu xuống như tự tìm hiếu và suy nghĩ. Lúc ấy, Kiến Quốc
tưởng ông ta chưa nghe rõ, định hỏi lại thì bỗng nghe thấy tiếng nói:
- Dưới đáy giếng có yêu quái.
- Yêu quái là cái gì? Rõ là họ suy nghĩ theo kiểu nhà quê rồi. - Khi về đến phòng Ôn Kiến Quốc vừa cởi áo vừa nói.
Bồ Lam đứng bên nghe và thở dài:
- Em chỉ thấy sợ thôi.
- Việc gì mà sợ. Ở làng này chỉ có một điều đáng ngại là
mình không hiểu tiếng nói của người ta chứ họ đâu phải yêu quái! Này,
cởi quần áo ra thôi. Chịu, không thể chờ lâu thêm nữa đâu.
Dứt lời, một tay ông kéo thắt lưng và tay kia ôm choàng lấy người đàn bà. Bồ Lam mặt đỏ bừng, dùng tay cố hắt ra:
- Đừng làm thế, ngoài kia họ nghe tiếng thì sao?
- Sợ quái gì, không biết chừng ở ngoài kia họ cũng đang làm cái việc
đúng như mình đang làm ở đây này? - Ông ta tặc lưỡi rồi bỗng nhiên nói,
vẻ xúc động lắm- Đã là con người thì ai cũng như ai cả. Lũ chó, mèo,
lợn, dê, chúng đều làm chuyện này. Con người cũng thế, kẻ giàu người
hèn, có ai là người không chơi nào. Thế nên còn đợi gì nữa mà không cởi
phăng xống áo ra cho rồi?
- Gượm đã, Kiến Quốc- Người đàn bà hắt hắn lùi lại và nói - Thế còn chuyện ấy, chẳng lẽ anh quên mất rồi sao?
- Chuyện về mụ vợ bị chập mạch, người thì xấu như ma lem ấy à? Để ý
làm gì? Lại đây với anh nào! - Ông ta lại nuốt nước bọt, một tay nắm
chặt vai Bồ Lam.
- Nhưng chẳng lẽ anh không trông thấy gì trong tấm ảnh?
Ôn Kiến Quốc giật mình. Ông biết đúng là có tấm ảnh nhưng nó bị bụi phủ kín, chả còn trông thấy gì ở đấy. Vậy có sao không?
Đến lượt người đàn bà cũng nuốt nước bọt, cô hạ thấp giọng nói:
- Em đã thấy người trong ảnh, hình như chính là ông ta đấy.
Người mà Bồ Lam vừa ám chỉ, vốn là một nhân vật lớn, có ít nhiều tên
tuổi trong lịch sử hiện đại. Riêng lịch sử của tỉnh Hồ Nam cũng đã có
khá nhiểu danh nhân nhất là trong lịch sử cận đại. Đến đây Kiến Quốc
đâm lo:
- Là ông ta ư?
Ông suy đi nghĩ lại rồi lắc đầu:
- Không đúng, tuy cũng là người Hồ Nam song ông ta sống ở một nơi cách đây xa lắm, chắc hẳn Bồ Lam nhìn lầm rồi.
- Không thể nhầm được- Người đàn bà nói - Đúng là trong sách giáo khoa
phổ thông có ảnh của người này mà. Ông ấy giống Liễu Văn Uyên như
đúc.
Bây giờ Kiến Quốc mới thấy khô miệng và khó chịu trong người. Ông ta lắc mạnh đầu:
- Giờ thì ta vui vẻ được rồi. Ngay đây thôi, chẳng việc gì phải đi đâu nữa.
Người đàn bà ngập ngừng:
- Em thấy không ổn đâu, đêm khuya rồi, ngộ nhỡ ông ta bắt gặp rồi nghi cho chúng ta lén lút đi ăn trộm thì sao?
- Thôi được rồi. Ông ta có là ai đi nữa thì làm gì được mình nào- Nói
xong Ôn Kiến Quốc cười nhăn nhở, đưa tay kéo quần tụt xuống. Sau đó
chui luôn vào trong chăn. Tấm chăn hơi ấm vì lâu ngày bỏ đấy không
dùng song nó không đến nỗi gây khó chịu. Người đàn bà đưa tay lần cúc
áo, chỉ mới cởi được mỗi một cúc nên còn chần chừ:
- Hay là mình chờ thêm lát nữa...
- Trời khuya rồi, còn chờ với đợi gì, nhanh nhanh lên nào!
Nói rồi ông ta đè nghiến người đàn bà xuống giường, một tay luồn từ
dưới gấy váy thốc lên trên, miệng ông ta chà xát vào mép ả. Người đàn
bà vùng vẫy kêu lên:
- Đừng kéo... Đừng như thế, kéo thế đứt dây, để đấy tôi tự cởi lấy...
Ả đã gỡ bỏ được chiếc áo ngoài song ông ta nóng lòng, không chờ thêm được nữa, cứ thế lôi tuột cô ả vào trong chăn.
Tiếp theo là đoạn diễn tả về tình dục với đủ dạng bút pháp văn chương,
sử dụng nhiều nhóm từ ẩn dụ, hoán dụ và so sánh, hoặc viết toạc ra
một cách trắng trợn, tục tỉu không thể tưởng được. Chẳng hạn viết...
cái vật cương cứng ấy được đút vào miệng Bồ Lam, qua ma sát rồi mới
đưa vào chỗ ... đến nỗi tôi thấy tởm lợm, đành quẳng bút đi , bởi lẽ
bây giờ ả chỉ là một cái xác chết, chưa biết chừng nó đã bị hỏa thiêu
thành tro bụi rồi... Sau đó, tôi lật sang các trang thông tin khác của
Ôn Kiến Quốc và lại bắt gặp hai chữ "Trời ơi!"
Đó cũng là lúc đoạn viết về cuộc giao hoan giữa Ôn Kiến Quốc và Lâm Bồ
Lam sắp chấm câu xuống dòng. Và ông ta viết: bên ngoài trăng sáng
vằng vặc, tôi đang dồn hết tâm trí cho cú đánh cuối cùng, bất thình
lình, Bồ Lam tung chăn ra, nói giọng thều thào:
- Ngoài kia, có ai đến!
Hơi thở của cô nàng hổn hển, gấp gáp; Ôn Kiến Quốc đang cơn hưng
phấnđến tột độ, chỉ vì nỗi hốt hoảng của cô mà làm ông ta cụt hứng,
liền gắt lên với giọng bực tức:
- Người đâu mà vô ý thế không biết! Xem này, mềm oặt đi thế này còn làm gì được.
- Em nói thật, đang có động ở ngoài- Cô cũng chả buồn để ý đế chuyện
hắn mềm ỉu đi hay không nữa- Anh thử đi ra xem, không chừng có kẻ dòm
xem trộm đấy!
Hắn tức tối chửi đổng, đưa tay quơ lấy tấm khăn trải gối cuốn quanh
bụng rồi bước đến gần cửa, dùng tay đẩy cánh cửa lắp theo kiểu cũ,
không có chốt tự động, then gài phía trong. Lúc nàu cánh cửa đã đóng
chặt. Khi hắn bước đế gần, nghe ngoài trời gió giật từng cơn ầm ã, cứ
như ngoài đó có con thú kỳ dị ngồi chồm hỗn một chỗ mà gầm gừ. Tuy gió
không lọt qua được cánh cửa nhưng hắn vẫn cảm thấy gió lạnh thấm mãi
vào người, khiến hắn không sao chịu nỗi, liền văng tục:
- Mẹ kiếp, chẳng có ma nào ngoài gió hú.
Hắn tính đi ngủ lại thì thấy Lâm Bồ Lam đã chống tay ngồi dậy và đang gài khuy áo coóc sê. Hắn nói:
- Đeo nó vào làm gì, cởi ra đi, đã xong đâu mà...
- Khốn, nhưng ngoài kia đang có người đấy- Người đàn bà nói như van xin - Anh nên ra ngoài đó xem thế nào đã.
Ông ta đưa tay luồn xuống dưới áo coóc sê:
- Được rồi, để đấy tôi xem, cứ coi như trả tiền thuê phòng vậy.
Ông ta đang định cởi nốt khuy trên chiếc coócsê của người đà bà thì từ
xa chợt vọng tới tiếng khóc nấc lên như cố nén lại của ai đó.
Tiếng khóc vọng đến giữa đêm khuya, không biết là của đàn ông hay đàn
bà thực khiến người ta ghê sợ; dẫu không cảm thấy rét mà người vẫn
rung lên như cầy sấy. Bàn tay của Ôn Kiến Quốc cứng ngắt không động
đậy, hai mắt dõi nhìn vào ả. Và người đàn bà ngồi câm lặng, nghe ông
ta nói nhỏ như tiếng thì thầm:
- Em có nghe không?
Bồ Lam gật đầu nhưng vẫn ngồi yên, vẻ mặt trân trối trong lúc ông ta rụt tay lại, mặc quần áo rồi đi về phía cửa.
Bên ngoài gió giật từng hồi. Đêm nay trời quang mây mà sao có gió to.
Dưới ánh trăng vằng vặc, mảnh sân trắng ra như bị phủ dưới lớp sương
giá. Nơi góc sân có đụn cỏ khô và củi cành lay động mỗi khi có cơn gió
mạnh thổi qua.
Lúc này, tiếng khóc đã lắng xuống song Ôn Kiến Quốc nghĩ, có lẽ nó chỉ
là ảo giác của bản thân ông ta hoặc không chừng là bà vợ Liễu Văn
Uyên khóc thì sao? Hắn đưa mắt nhìn về phía căn phòng của ông ta thấy
tối om, bên trong đã tắt đèn. Liễu Văn Uyên ngủ rồi chăng? Một trận
gió mới ào tới và ông ta rùng mình cảm thấy lạnh.
Có một bàn tay đặt lên vai ông ta.
Bị bất ngờ, ông ta giật mình quay đầu lại, hóa ra là Lâm Bồ Lam đang run rẩy đặt tay lên vai Kiến Quốc:
- Liệu có phải là kẻ trộm không?
Ngôi làng này không lấy gì làm giàu có nên chuyện trộm cắp vặt dễ xảy
ra lắm. Ông ta đảo mắt nhìn quanh." Lỡ không phải vậy thì chẳng hóa ra
họ đang nói mê sao?"
Có lẽ thế thật, ông ta đã định lên tiếng nhưng thấy buồn buồn nơi sống
lưng như bị kiến bò và cô nàng đang dựa lưng vào người Kiến Quốc,
toàn thân rung lên bần bật, ông đập mạnh vào sườn cô:
- Thôi, cứ đi ngủ là hơn, sáng ra mình đi sớm. Có trời biết sao mình lại mò mẫm đến nơi bị ma ám thế này để làm gì chứ?
- Nhưng mà em sợ lắm- Cô nàng nói, giọng chưa hết rung và ông ta cảm
thấy bứt rứt trong người. Cảnh vật xung quanh không hề thay đổi nhưng ở
nơi đây, ông ta lại cảm thấy có điều gì khác lạ đang diễn ra và ngôi
nhà cổ kính không biết được dựng lên vào thời nào, giờ đang chìm ngập
trong bầu không khí quái đản. Trong những góc tối thoắt ẩn, thoắt hiện
những con mắt vô hình chăm chẳm dõi nhìn Ôn Kiến Quốc khiến ông ta
hoang mang ngay cả với chính mình:
- Có ma nào đến đây mà cô sợ.
Ông ta vừa dứt lời thì tự nhiên, tiếng khóc ở đâu lại vọng về, nghe rõ
mồm một, qua tiếng gió thổi thật não nùng. Ông bồn chồn cả tâm trí,
người lạnh toát, quay lại nhìn phía sau lưng. Bồ Lam đã kịp choàng tấm
áo khoác lên người, đứng đó với vẻ hoảng hốt qua ánh mắt.
- Không sao hết.
Kiến Quốc lùa ngọn lưỡi quấn quanh môi, nói tiếp:
Nghe như bà vợ Liễu Văn Uyên lên cơn thì phải?
Dứt lời, thình lình có tiếng "A!" và chiếc bóng đen nhảy từ từ trên
mái nhà phía trước mặt xuống. "A!" Bồ Lam giật mình thét lên, vồ lấy
cánh tay ông ta. Bị đau điếng đầu óc, khi trở lại sáng suốt, Ôn Kiến
Quốc cười nói:
- Hóa ra chỉ là con mèo.
Thật vậy, đó là con mèo đen tuyển nhảy từ trên mái nhà xuống. Mập mạp,
to như con chó, đứng sững giữa sân ré lên rền rĩ. Bực tức, hắn chửi
đổng:
- Nào, ta lại tiếp tục chứ.
Ông ta cố nói bằng giọng bình thường và tự nhiên, nhưng tự sâu thẳm
trong lòng, ông lại cảm thấy không yên chút nào. Ở trong ngôi nhà xa
lạ này đã có những điềm báo trước nhiều sự chẳng lành sẽ xảy đến. Ôn
Kiến Quốc níu tay cô ả, đưa cô ta đến bên giường. Bồ Lam lặng lẽ ngồi
xuống và ông quay lại để đóng cửa.
Vừa bước đến ngưỡng cửa, ông đụng ngay phải con mèo. Nó ngồi đó, hai
mắt trừng trừng, vẻ như muốn nhìn thấu ruột gan ông ta. Hoảng hốt, ông
chỉ còn mỗi cách đóng sập cánh cửa để tránh tia mắt sắc như dao của
con mèo.
Những thông tin mang chất văn học của ôn Kiến Quốc viết đến đây thì
chấm hết. Và những chuyện tiếp theo, tôi chỉ được biết qua lời kể của
Lâm Bồ Lam... Bỗng nhiên xuất hiện một gã đàn ông trần truồng đi đến
bên bờ giếng rồi thân thể hắn hóa lỏng, tan ra thành nước đen ngòm. Và
không kể, giữa tôi với Lâm Bồ Lam đã sơ ý bỏ sót vài điều gì đó thì ở
đây, nó có đủ một phần sự thật không thể bỏ qua được...
Và nếu nó là một câu chuyện ma quái, rùng rợn thì phần mở đầu này viết rất hay.
Tôi uống ngụm nước trà lạnh tanh vì bị bỏ quên trong khi tôi mải mê
đọc một xấp những thư từ, bài viết của Ôn Kiến Quốc. Đến lúc này, khi
đặt bàn tay lên tấm kính mặt bàn giá buốt, tôi mới nghĩ đến chuyện
phải đi kiếm chút nước sôi để uống cho đỡ rét. Lúc đứng dậy, chiếc ghế
tựa của tôi xê dịch kêu đánh "kẹt", nó làm tôi sực nhớ tới một điều
gì đó và tôi đứng sững lại.
Theo lờo Bồ Lam kể, khi thân thể ông già tan loãng ra thì làn nước đen
kịt tuôn xuống giếng, nhưng Ôn Kiến Quốc lại nói một cách rõ ràng
rằng, trên miệng giếng có một phiến đá đậy kín.
Đặt cốc nước xuống bàn, sau đó tôi ngồi vào chỗ, rà soát lại đống giấy
tờ ghi chép thì đúng là có phiến đá được dùng làm nắp đậy miệng
giếng, trên đó chạm nổi hình " Bát quái thái cực".
Vậy vì sao người ta bẫy cái nắp giếng ra? Trước đó Liễu văn Uyên chẳng
đã từng yêu cầu mọi người đừng ai đụng chạm đến cái nắp giếng đó sao?
Như vậy đủ rõ rằng, giữa lời kể của Ôn Kiến Quốc nói ông có nghe thấy
tiếng khóc với lời Lâm Bồ Lam nói cô ta cũng trông thấy một ông già
thì đã có một số chuyện khác nữa xảy ra mà ông ta cố tình không nói ra
và cô cũng giấu không chịu nói cho ai biết.
Vậy nó là chuyện gì? Liệu có liên quan đến tôi hay không? " Cơn gió
đến làm gợn nên sóng nước mùa xuân", chuyện vớ vẫn không đâu ấy, cứ
cho là cả hai người đó chết cả rồi, vậy nó chả còn dính dáng gì đến
tôi nữa. Hơn nữa, viết truyện ma quái rùng rợn không phải chỉ có mỗi
mình Ôn Kiến Quốc mà còn khá nhiều người khác nữa cũng viết. Cùng lắm,
tự tôi có thể thuê một tác giả khác, được lắm chứ sao? Nghĩ vậy, tôi
thấy tự bằng lòng với mình; dẫu vậy, trong lòng vẫn chưa hết tò mò và
sợ hãi, tôi nóng lòng muốn biết thực hư của câu chuyện là như thế nào?
Lâm Bồ Lam chết rồi. Cho dù chứng cớ về nó chưa thật rõ ràng nhưng tôi
gần như tin chắc rằng Ôn Kiến Quốc là người gây ra mọi chuyện. Cả
phía cảnh sát nữa, chắc hẳn họ cũng nghĩ như thế. Chỉ có điều nguyên
nhân gì đã đẩy ông ta đến chỗ làm liều thì không ai biết được. Bởi vì
hiển nhiên trước lúc chết, Bồ Lam gần như đã hóa điên và ngay cả ông
ta cũng vậy, tôi dám cuộc rằng hiện thời Ôn Kiến Quốc cũng đang dở
điên dở khùng. Và ai biết được một thằng điên có thể gây nên những
chuyện gì!
Đến đây, bỗng nhiên tôi thấy buồn vô hạn, nghĩ rằng cả Ôn Kiến Quốc
lẫn Lâm Bồ Lam đều hóa điên hết. Còn tôi đây nữa, liệu có giữ mình
được bình thường mãi như thế này không? Hàng ngày tôi phải vùi đầu vào
công việc ở tòa soạn, không buổi nào được vắng mặt. Chưa kể còn phải
lo phận sự đúng theo ý của ông Giám đốc. Khó khăn, nhọc nhằn cũng chỉ
vì lo sao kiếm đủ chi phí cho đời sống hàng ngày - một gánh nặng dài
lâu. Vậy liệu chừng tôi có dám tự nhận mình là một con người bình
thường hay không?
Tôi thở dài. Ngoài trời mưa bụi giăng lưới mịt mùng. Những toà nhà cao
tầng mọc lên san sát. Chúng giống nhau như được đúc ra cùng một cái
khuôn vậy, đến nỗi tôi không còn phân biệt được tòa nhà này với tòa
nhà khác. Nên với tôi, chúng chỉ là những người khách lạ với khuôn mặt
đáng ghét. Và khuất sau những khuôn cửa sổ trăm cái như một ấy, có lẽ
cũng sẽ có những niềm vui và nỗi buồn khác nhau mà tôi không được
biết, song đối với tôi, chúng đều giống nhau cả.
Đúng thế, tất cả đều giống nhau và tôi chỉ là một chiếc bóng bị giam hãm trong tối đen mà thôi.
Với nỗi buồn da diết dâng lên trong lòng, tôi đưa tay ra khép cánh cửa
sổ lại để ngăn cách với trận mưa đêm ở bên ngoài. Sau đó tôi tắt máy
vi tính. Trong nhà mỗi lúc một tốithêm. Tôi năm sõng soài trên giường,
không biết vì sao ngực như bị chẹn bởi một tảng đá và nước mắt tự
nhiên ứa ra, chảy ròng ròng trên má. Rồi trong mê hoảng, dường như tôi
được quay trở lại với thời thơ ấu của mình. Những tháng ngày sống
ngây thơ và thảnh thơi ấy đã xa quá rồi, con người tôi nhỏ bé và yếu
đuối, mãi mãi chỉ là chiếc bóng mà thôi.
Trong giấc mộng lãng đãng và mơ hồ, tôi bước đến bên bờ giếng. Hôm
nay, không một bóng người, và cái nắp đậy miệng giếng đã bị lật ra
ngoài.