Chương 16
Sau cái đêm hôm ấy. Ngân Sương bị sẩy thai.
Bị trợt té nhưng rất may là xương cốt Ngân Sương được bảo toàn. Có điều tinh thần của Sương lại hoàn toàn băng hoại.
Bên ngoài song, gió thu ào ào thổi, đôi lúc làm cho những son cửa
như trở mình. Trong phòng, đèn không đủ sáng. Ngân Sương nằm trên
giường, màn giăng trướng rũ. Nàng cứ nhắm riết đôi mắt. Bất động, không
phản ứng. Với Ngân Sương, mọi thứ chẳng còn gì để mà thiết tha. Cuộc đời
này, thế giới này đã muốn thì Ngân Sương cũng sẵn sàng chối bỏ.
Hạo Trinh ngồi ở cạnh giường, nắm lấy bàn tay nhỏ nhắn của người
yêu, môi mím chặt, chuyện đã xảy ra như vậy, Hạo Trinh không biết nói gì
hơn. Bởi vì những lời an ủi bình thường bây giờ hoàn toàn vô nghĩa.
Khung cảnh hoàn toàn yên lặng.
Hương Kỳ đã bước vào mấy lượt rồi bước ra.
- Thưa Bối Lạc gia. Theo lời y sĩ dặn, thì Tiểu thơ cần phải được
tuyệt đối nghỉ ngơi, xin Bối Lạc Gia hãy về để Tiểu thơ an giấc.
Hương Kỳ bức rức nhìn Hạo Trinh nói.
- Ở đây đã có nô tài phục vụ Bối Lạc gia cũng cần nghỉ ngơi, suốt
đêm rồi Bối Lạc gia nào có chợp mắt lúc nào đâu? Đôi mắt của người đỏ
cả. Tiểu thơ cần được bảo trọng, nhưng Bối Lạc gia cũng cần phải giữ gìn
sức khỏe của mình chứ?
Hạo Trinh lắc đầu, nhưng vẫn ngồi yên. Chàng ngẩn người ra nhìn Ngân Sương. Như sợ Ngân Sương sắp biến mất.
Đêm thì dài và lạnh, khung cảnh buồn khôn cùng.
Cùng lúc đó, ở một nơi khác trong Vương phủ. Công chúa cũng trằn
trọc trong phòng riêng, không làm sao nhắm mắt được. Chuyện Ngân Sương
coi như xếp lại, sau khi Ngân Sương té lầu xảy thai. Cái gã Đa Long thì
thừa lúc cả nhà náo loạn lên đó, đã lặng lẽ rút lui. Kế tiếp, Vương phủ
lại bận rộn cứu chữa cho Ngân Sương, gọi thầy thuốc đến, chuẩn bị xe mã,
bốc thuốc, nấu thuốc... Cảnh thật hỗn loạn chưa bao giờ thấy. Chẳng ai
thèm để ý đến công chúa.
Trong cái khung cảnh đó. Công chúa đã rút lui về phòng. Đám cung
nữ thì xôn xao bàn tán. Ngân Sương bị sẩy thai, coi như công chúa đã xóa
được cái nhọt. Cái nỗi lo trong lòng công chúa đã biến mất. Nhưng mà...
công chúa nhìn chầm chầm Thôi má má... chẳng hiểu sao người chẳng thấy
vui một chút nào. Trái lại, tim cứ đập mạnh. Mà lại đập một cách hỗn
loạn. Công chúa hoàn toàn không yên tâm. Trái lại như ray rức. Công chúa
bối rối hỏi Thôi má má.
- Ta... Chúng ta làm như vậy có hơi quá đáng không? Sau chuyện
này, rồi phò mã thế nào cũng sẽ căm thù ta và càng không đoái hoài đến
ta.
Thôi má má lo âu, nhưng cố tỏ ra cứng cỏi.
- Tôi thấy thì cái a? Ngân Sương đó cũng đáng tội chết. Tôi đã
hành động như vậy chẳng qua vì muốn giữ gìn cái huyết thống Vương thất
cho phò mã thôi. Nhưng mà bây giờ, thì vấn đề xem như đã giải quyết. Tất
cả có thể từ từ xây dựng lại... Ông trời có mắt, chắc không phụ lòng
công chúa, không để công chúa phải khổ tâm thế nầy lâu đâu, rồi sẽ được
bù đắp.
Công chúa có vẻ suy nghĩ nhưng lại rùng mình. Thôi má má lo lắng.
- Công chúa làm sao thế?
- Đột nhiên ta cảm thấy như có một cơn gió khá lạnh thổi qua, mi không cảm thấy sao?
Rồi công chúa thu người lại, và nhìn ra khung cửa sổ. Bên ngoài
gió lộng làm cành hoa quế lay lay về phía cửa như những bàn tay muốn
trườn vào. Công chúa run rẩy nói.
- Nếu mà... Nếu mà thật sự... Cái con Ngân Sương là chồn tinh thì ta nghĩ... Nó sẽ không để ta yên đâu.
Thôi má má không đồng tình.
- Công chúa khéo lọ. Nếu Ngân Sương thật là Hồ Ly tinh thì làm gì tôi xô ngã cô ấy được để cô ta trụy thai chứ?
Công chúa đặt tay lên lồng ngực.
- À... À... Đúng rồi, đúng rồi! Ta đúng là đã lo quẩn!
Nhưng ngay lúc đó cành cây quế bên ngoài lại đong đưa một cành nhỏ
qua cửa sổ. Chiếc nhánh dài như cái đuôi chồn. Rồi một con vật gì nhảy
qua. Công chúa sợ hãi nhảy vào lòng Thôi má má.
- Kìa! Con chồn!
Thôi má má nhìn kỹ, rồi nói:
- Không phải! Không phải mà! Chỉ là một con mèo thôi, công chúa
đừng sợ! Cũng đừng lo. Hiện tại mặc dù phò mã đang giận công chúa. Nhưng
rồi với thời gian, phò mã sẽ suy nghĩ lại, sẽ hiểu được nỗi khổ tâm của
công chúa. Đó là chưa nói. Hiện nay Vương gia đã rõ hết sự việc, ông ấy
rồi sẽ sắp xếp lại chuyện gia đình và lúc đó chắc chắn là sẽ đứng về
phía công chúa thôi.
Công chúa nghĩ ngợi:
- Nhưng mà... Còn bà Phước Tấn? Ban nãy ta nhìn thấy Phước Tấn đã
chạy vội xuống lầu, bế Ngân Sương lên, mà ánh mắt của bà ta lại... Lại
rất là giận dữ khi nhìn ta, mi có thấy điều đó không? Hình như cái ngã
té của Ngân Sương làm cho quả tim bà ấy tan nát!
Bà Tuyết Như sau khi phát hiện ra cái vết sẹo hình hoa mai trên bả
vai của Ngân Sương, trái tim bà rõ là tan nát. Người bà căng thẳng, đau
đớn cùng cực. Nhiều thứ tình cảm pha trộn lại, làm bà như phát điên.
Cái sẩy thai của Ngân Sương, rồi vết sẹo hoa mai. Trời ơi! Sao
chuyện lại dồn dập thế nầy? Bà chạy về phòng, lục tung mọi thứ tìm cho
được chiếc trâm cài hình hoa mai cũ.
Tần má má là người ý tứ. Bà cho khép hết mọi cửa nẻo lại. Rồi mới bước tới nắm lấy bàn tay đang run rẩy của bà Tuyết Như.
- Phu Nhân hãy bình tĩnh! Bình tĩnh một chút! Vương Gia giờ nầy
chưa ngủ đâu, bà đừng để ông kinh động, nguy hiểm. Chiếc trâm kia ngày
trước tôi đã cất giữ, để tôi mang ra cho bà xem.
Tần má má đã mở chiếc hòm gỗ lớn ra, bên trong còn một chiếc hòm
nhỏ khác màu đỏ được khắc hoa văn tỉ mỉ, bà mở ra ngoài những món nữ
trang. Trong đó có chiếc hộp nhỏ đựng cây trâm hình hoa mai.
Bà Tuyết Như cầm lên, đặt lên lòng ngực mình.
- Trời ơi, nó đây rồi! Cây trâm hoa mai. Cái vết sẹo kia, hình
giống như thế nầy. Tần má má, bà cũng trông thấy chứ? Đúng không? Phải
không?
Tần má má căng thẳng không kém:
- Vâng! Vâng! Nhưng mà biết đâu đó chỉ là một sự trùng hợp? Cái
vết sẹo trên vai Ngân Sương có khi là vết sẹo còn lại của bệnh đậu mùa
không chừng, chỉ tại nó có giống như một đóa hoa mai...
Bà Tuyết Như cầm chiếc trâm trên tay, đứng dậy:
- Vậy thì... Bọn ta nên đến tìm Ngân Sương ngay... Chúng ta cần phải đối chứng.
Tần má má vội can ngăn:
- Không được! Không được! Cái con bé đó đáng thương quá, nó đã bị
đày đọa, khổ sở, đau đớn suốt đêm qua. Rồi bị sẫy thai nữa. Nó đang
tuyệt vọng cùng cực, bây giờ nếu phu nhân mà đem cả chiếc trâm cài kia
ra đối chiếu... Nếu đúng, thì phu nhân sẽ ăn làm sao nói làm sao với
Ngân Sương? Không lẽ phu nhân bảo là xem thử nó có phải là đứa con mà
ngày xưa phu nhân đã bỏ đi ư? Đừng có quên là... Đứng bên cạnh Ngân
Sương lúc nào cũng có Hạo Trinh. Không được! Không được!
Tần má má càng nói càng thấy sợ hãi.
- Cái bí mật đó đến lúc chết đi cũng phải mang theo về suối vàng,
không thể để tiết lộ ra. Phu Nhân mà để lộ ra thì không phải chỉ có tôi,
phu nhân, Ngân Sương, Hạo Trinh mà cả Vương Gia cũng bị vạ lây... Đó là
nói Hạo Trinh bây giờ đã là người có tước danh, đã cưới công chúa... Từ
lúc nhà Đại Thanh khai quốc đến nay. Không có chuyện Mãn Hán thông hôn,
huyết thống của vua chúa không cho pha tạp. Vì vậy nếu phu nhân không
kín miệng, là chỉ có tội chết?
Bà Tuyết Như buồn bã:
- Làm sao tôi có thể bình thản trong lúc nầy được? Làm sao? Tần má
má hãy suy nghĩ cho kỹ đi. Đã mười mấy năm qua. Tôi cứ mãi bị bức
rức... Cứ nghĩ đến đứa con bất hạnh của mình mà đau buồn. Tôi cứ tưởng
là nó đã chết. Vậy mà, đột nhiên, rồi nó lại xuất hiện trước mặt tôi.
Trời ơi! Tôi không ngờ nó lại chính là Ngân Sương. Hèn gì... Ngay cái
nhìn đầu tiên, tôi đã thấy nó quá quen thuộc ngay cả Vương Gia, cũng cho
là giống tôi lúc còn trẻ. Đúng rồi! Đúng rồi! Nó chính là con gái của
tôi... Mà nếu thật vậy thì tội quá... Nó đã khổ quá... Tôi đã nhẫn tâm
trơ mắt ngó, để nó bị người ta bạc đãi, bị đày đọa, bị cực hình... Trời
ơi! Có phải là trời đã dùng cái phương thức đó để mà trừng phạt tôi
không? Trời đã mang trả đứa con bỏ rơi của tôi, để rồi hai mẹ con sống
gần bên nhau mà chẳng hề biết... Bây giờ biết rồi, mà lại không được
nhận!
Rồi bà Tuyết Như khóc như mưa, bà nói.
- Không. Không thể như vậy được! Tôi phải đi nhìn lại con tôi!
Tần má má cũng vừa khóc vừa nói:
- Chẳng được đâu! Phu Nhân đừng làm vậy! Làm vậy là không sáng
suốt! Biết đâu lại không đúng. Bởi vì Ngân Sương nói rõ là có cha lẫn mẹ
cơ mà. Nó có cả họ tên nghề nghiệp...
Bà Tuyết Như nắm chặt chiếc trâm trong tay:
- Hừ! Tôi phải đi hỏi nó cho ra lẽ.
Tần má má giữ lại.
- Trời ơi! Có gì mà phu nhân nôn nóng thế? Có muốn tìm hiểu thì
cũng phải đợi đến khi trời sáng tỏ chứ? Phu nhân cũng cần phải suy nghĩ
cho kỹ rồi hãy đến đó. Phu nhân nên biết là chuyện vừa mới xảy ra. Ở
đằng đó mới về đây, rồi lụp chụp quay lại. Cái thái độ thất thần của phu
nhân dễ làm mọi chuyện bại lộ, mà như vậy lợi chưa thấy, hại đã trước
mắt. Liệu lúc đó Phu nhân có giữ lại được Ngân Sương không, hay là gieo
họa thêm cho cô ấy?
Bà Tuyết Như nghe nói có lý nên bị thuyết phục. Bà lặng lẽ ngồi
xuống mép giường. Mắt hướng ra ngoài cửa sổ. Bên ngoài trời tối đen. Sao
trời lại lâu sáng thế nầy? Sao vậy?
Lúc đó ở Tịnh Tự Sơn phòng. Trời tờ mờ sáng. Ngân Sương trở mình.
Hạo Trinh ngồi cạnh, thấy vậy mừng rỡ chồm tới. Kéo lấy chiếc chăn trên
ngực Ngân Sương xuống, nàng thở yếu ớt. Đôi mắt thất thần đang nhắm kín
bị ánh sáng làm những cọng long mi rung nhẹ Ngân Sương mở mắt ra, trước
mặt là Hạo Trinh. Họ chỉ yên lặng nhìn nhau chẳng nói lời nào, cả ánh
mắt của họ đã nói thay mọi điều họ nghĩ. Từ chuyện ân tình, niềm đau,
nỗi thống khổ. Rồi không dằn được. Họ ôm nhau. Ngân Sương nói.
- Em đã mất con, mất hết danh dự... như vậy sống không bằng được chết!
Hạo Trinh ấp đầu Ngân Sương vào lòng ngực mình, nước mắt trào ra.
Chàng bực mình sao chẳng hóa được Ngân Sương vào trái tim mình. Để hai
thành một. Như vậy thì chẳng còn cái thế lực nào có thể chia cắt họ được
nữa.
Hạo Trinh nghẹn ngào nói:
- Nếu trời đất nầy có tan biến. Trăng và tất cả mặt trời không
còn, để quả đất nầy trở nên băng giá hay sa mạc. Thì em cũng không bao
giờ cô đơn. Vì lúc nào bên em cũng còn có anh.
Ngân Sương dòng lệ tuôn trào.
- Thật vậy ư? Hạo Trinh!
Hai người ôm nhau khóc nước mắt sẽ rửa sạch hết những bóng đen trong tâm hồn, rửa sạch cả đau khổ.
Trong lúc hai người quên cả bẳng thời gian, thì bà Phước Tấn và
Tần má má xuất hiện. Đến nơi, trông thấy cái cảnh trên, Bà Tuyết Như
cũng không dàn được xúc động. Bà chạy tới mở rộng đôi tay, ôm chầm cả
hai người. Bà khóc, đau khổ và tủi thân. Bà nói.
- Trời ơi! Tại sao tụi con lại lắm trắc trở như vậy? Trời đã cho
hai con yêu nhau, rồi lại đày đọa... Nhưng trời cũng có mắt, để cho ba
mẹ con ta, tan rồi hợp. Những khổ đau và phiền hà tụi con có đều do ta
gây ra cả. Lỗi ở ta, ta đã không bảo vệ được các con. Ta để cho các con
cứ bị chia cách. Đã không cho được các con một mái ấm gia đình. Ta còn
làm các con khổ. Đúng rồi, vì ta đã nghịch lại ý trời, nên mới có cảnh
đoạn trường nầy. Ta thật là hối hận... Ta van xin trời cao. Tất cả những
hậu quả lỗi lầm cũ hãy để ta gánh chịu hết, ta xin nhận mọi trừng phạt!
Còn các con ta phải được hạnh phúc! Chúng phải được hạnh phúc!
Bà Phước Tấn nói liền một hơi. Hạo Trinh và Ngân Sương chẳng hiểu
gì cả. Nhưng trong cái phút giây cảm động nầy, đột nhiên lại hưởng được
cái tình mẫu tử trên xuống. Cả hai cùng cảm động... Nhất là Ngân Sương,
cái đau khổ bấy lâu nay một gánh bây giờ có người san sẻ, cảm thông. Lại
được thương yêu, còn gì bằng. Ngân Sương chợt thấy mọi cay đắng như
hoàn toàn biến mất.
Hạnh Phúc quay lại với nàng.
04-02-2004, 12:58 AM
Chương 17
Vương Gia sau mấy ngày điều tra, nghiên cứu, hạch hỏi Tiểu Khấu Tử, A
Khắc Đan, Thường má rồi đến Tài Phán và Tiểu Nhị của Long Nguyên Lầu. Từ
đó kết hợp lại mới làm rõ được thân thế của Bạch Ngân Sương.
Nghĩa là... Ít ra ông cũng có được cái cảm giác là đã làm rõ được
thân thế của cô gái bấy lâu làm náo động Vương Phủ, Ngân Sương trước đó
đã hát rong ở Long Nguyên Lầu, rồi bị Đa Long chọc ghẹo thế nào, Hạo
Trinh ra tay cứu giúp ra sao đến ông lão họ Bạch vì muốn bảo vệ con gái
mà hy sinh, sau đó Ngân Sương định bán mình chôn cha rồi sự tái xuất
hiện của Hạo Trinh. Chuyện mướn nhà ở hẻm Mai Nhị, Hạo Trinh ghé qua tạo
nên một tổ ấm nhỏ. Ngân Sương núp dưới danh nghĩa là thân thuộc họ hàng
của Tiểu Khấu Tử để được bà Tuyết Như cho vào cung...
Tất cả những tình tiết đó phác họa cho Vương Gia thấy, ngoài cái
mưu đồ để được vào cung ra, nó hoàn toàn tình cảm, chẳng có một chút âm
mưu đen tối nào, mà muốn đạt được nó còn phải trải qua biết bao nhiêu
trắc trở, éo le đầy cảm động. Vương Gia là người nhiều kinh nghiệm sống,
chuyện thương hải tang điền, trên cõi đời nầy mục kích quá nhiều.
Chuyện cấy kết, mưu đồ, chuyện tội ác ở nơi cung cấm ông cũng rõ. Đối
với những con người gian xảo, ngậm máu phun người như Đa Long chẳng phải
là hiếm.
Chuyện được dựng lại một cách tình tiết. Ngoài cái cảm giác “bị
qua mặt” ra. Còn thì chuyện của Bạch Ngân Sương rất đáng thương. Con bé
lại bị sẩy thaỵ Còn quá trẻ mà lại gánh chịu quá nhiều tai ương, tội
thật!
Nhưng mà... Nước thì có phép nước, nhà thì có gia quy! Cái hành vi
“lường gạt” “qua mặt” đó là một cái tội, không thể không xử phạt. Thế
là Tiểu Khấu Tử bị đưa vào tù, phạt roi hai mươi trượng. A Khắc Đan tự
nguyện cũng bị quỳ ở phòng luyện võ một ngày một đêm.
Bà Tuyết Như thấy hai thân tín của Hạo Trinh bị phạt sợ hãi nắm lấy tay áo Vương Gia nói.
- Nếu ông mà định phạt Hạo Trinh và Ngân Sương, thì tôi đây nầy,
tôi xin chịu thay cho chúng nó. Ông muốn phạt thế nào tôi nhận cả chỉ
xin đừng đụng đến chúng cho tôi. Con Ngân Sương, cuộc đời nó khổ quá
nhiều. Nó cũng chẳng thiết sống đâu. Còn Hạo Trinh, nó cũng đâu có sung
sướng, nó bị dày dò đến độ, chẳng thấy hạnh phúc! Ông là Vương Gia, lại
là cha của nó... Ông đã thấy rõ chúng nó yêu nhau dường nàỏ Tình yêu vô
tội! Nếu coi như ông chẳng hề biết chuyện đó, thì ít ra ông cũng phải
cảm động vị sự thành tâm của chúng chứ?
Vương Gia hừ một tiếng. Thật ra thì lòng ông đã mềm đi nhiều,
nhưng vì cái vị thế nghiêm khắc của Vương Gia nên ông cảnh cáo:
- Ta chỉ mong là từ đây về sau, trong Vương Phủ nầy không còn
chuyện mờ àm nào xảy ra nữa. Nếu có một sự qua mặt nào khác. Thì lúc đó
đừng trách ta, đừng hòng cầu xin. Ta sẽ không tha cho đâu?
Bà Tuyết Như nghe qua giật mình! “Qua mặt”? Chuyện qua mặt lớn
nhất hiện nay là “Ngân Sương! Thân thế của Ngân Sương!” Mà bà biết sớm
muộn gì rồi Vương Gia cũng sẽ rõ.
Bà Tuyết Như đã tìm hiểu được lý lịch của Ngân Sương. Lợi dụng lúc
Vương Gia bận chuyện trong phủ. Hạo Trinh đi vắng. Bà lấy cớ là ghé qua
thăm Ngân Sương. Những cuộc ghé thăm nầy thường xảy ra lúc Ngân Sương
ngủ. Và bà đã len lén lấy chiếc trâm “Hoa Mai” ra so với vết sẹo trên
vai của Ngân Sương. Hai mẫu dáng hoàn toàn hòa hợp nhau và Bà Tuyết Như
với Tần má má đã trao nhau cái nhìn qua màn lệ. Mọi chuyện đã quá rõ
ràng rồi. Sau đó, khi Ngân Sương tỉnh lại. Bà còn lựa lời truy hỏi.
- Nầy con, con ở bên ta đã bấy lâu nay, vậy mà ta chưa hề biết cha
mẹ con là ai? Hãy nói cho ta biết tên họ người, làm gì, ở đâu? Nhà con
có mấy chị em? Có còn thân nhân nào ở chốn kinh thành nầy không? Kể cho
ta biết đi nào?
- Dạ không? Con là con duy nhất chẳng có anh chị em gì cả. Mẹ con mãi đến năm bốn mươi tuổi mới sinh ra con.
- Vậy à?
- Cho con tên là Bạch Thắng Linh, là một thầy đàn, ông ấy đàn hồ
cầm rất điêu luyện. Mẹ con thì cũng tài giỏi hơn người, biết đánh trống,
ca hát, lại soạn nhạc nữa. Gia đình con nhành nghề ca hát ở kinh đô nầy
đã lâu. Và con cũng được sinh ra ở kinh đô nầy.
Bà Tuyết Như gật gù:
- À! Thế con sinh ra vào ngày nào vậy?
Ngân Sương nhìn lên bà Tuyết Như:
- Dạ, con sinh ngày hai, tháng mười năm Mậu Dần. Chuyện nầy con có
kể lại với anh Hạo Trinh. Anh ấy bảo là chúng con sinh cùng năm cùng
tháng, cùng ngày nữa. thật kỳ lạ!
Bà Tuyết Như bây giờ tin tưởng trăm phần đã xác định được thân thế
của Ngân sương. Lòng đau như thắt, bà hỏi thêm một câu.
- Thế lúc đó, gia đình con sống ở khu vực nào trong thành phố Bắc Kinh nầy?
- Lúc còn nhỏ, gia đình con sống ở vùng ngoại ô. Ở một nơi heo hút có tên là Hạnh Hoa Khê.
Hạnh Hoa Khê? Con suối Hạnh Hoa? Hai mươi mốt năm về trước chính ở
nơi nầy, đứa con gái mới chào đời của bà đã được thả trôi theo suối. Và
rồi... Thì ra vợ chồng lão họ Bạch đã nhặt được đem về nuôi... Thế nầy
thì.... Không có gì phải hỏi nữa. Chẳng có gì để mà hoài nghi nữa... Bà
Tuyết Như chăm chú nhìn Ngân Sương, rồi ôm chầm lấy con gái vào lòng
xiết mạnh. Bà nghẹn nghào nói.
- Nghe nầy, con ơi! Cuộc đời khổ ải của con đã qua rồi. Kể từ hôm
nay nếu trời à có nổi sấm sét thế nào thì ta cũng hứa với con. Mọi thứ
sẽ có ta chống đỡ.
Sau hôm ấy. Bà Tuyết Như cùng với Tần má má đã lặng lẽ đến Nghĩa
trang Hương Sơn, thắp một nén hương trên mộ Bạch Thắng Linh. Bà thành
tâm lạy ba lạy với lời cầu khẩn.
- Bạch sư phụ Bạch sư mẫu, xin hai người ở chốn linh thiêng chứng
giám cho ba lạy nầy. Đây là những cái lậy cảm ơn người đã có công nuôi
dưỡng con gái tôi, yêu quý nó, dạy dỗ nó nên người. Hiện nay thì tôi
thấy không thể không tin chuyện nhân quả tuần hoàn được vì vậy mong rằng
ở kiếp sau, chúng ta có duyên sẽ gặp lại nhau, tôi nguyện làm thân trâu
ngựa, để đáp lại cái ân ở kiếp nầy của hai vị.
Thân thế Ngân Sương tuy đã được làm tỏ rõ. Nhưng quả tội cho bà
Tuyết Như, biết con mà chẳng dám nhìn. Tần má má nói đúng. Cái chuyện
nầy không đơn giản, nó sẽ liên lụy đến cả gia tộc. Nó đưa đến tội khi
quân. Và lúc đó chỉ còn có nước chết nếu bị lộ ra ngoài.
Vì vậy bà Tuyết Như đành cắn môi, cố niêm kín bí mật trong lòng
nghe Vương Gia hăm dọa “không chấp nhận một sự qua mặt khác” làm tim bà
nhói đau. Bà sợ hãi. Thế mới biết cái hành động hai mươi năm về trước,
bây giờ phải trả giá đắt dường nào. Nếu chuyện trả giá đó mà chỉ một
mình bà gánh chịu thì cũng chẳng sao đằng nầy nó liên lụy đến cả Ngân
Sương và Hạo Trinh. Mà nếu xảy ra, thì quả là điều ân hận.
Tiểu Khấu Tử bị đánh, A Khắc Đan bị phạt, Ngân Sương bị sẩy
thai... Hạo Trinh chấp nhận mọi thứ bởi vì như Vương Gia đã nói.
- Nước thì phải có phép nước, nhà thì phải có gia quy!
Cũng trong buổi chiều hôm ấy. Hạo Trinh đã dẫn theo mấy tay võ sĩ. Xông vào dinh công chúa. Ngoài cửa có tiếng hô:
- Phò mã đến!
Tưởng Hạo Trinh đến giảng hòa. Công chúa vội dặn Thôi má má đi
ngay ra đón. Thật ra thì lúc đó công chúa cũng có một chút mặc cảm, vì
cái chuyện tối hôm qua. Công chúa cũng đang muốn làm hòa... Không ngờ
Hạo Trinh tiến vào không phải với thái độ hòa nhã, mà lại đằng đằng sát
khí. Vừa thấy hai người. Hạo Trinh đã ra lệnh cho võ sĩ.
- Đưa ngay mụ Thôi nầy ra ngoài cho ta!
Đám thị vệ vừa nghe lệnh, đã xông ngay lên chụp lấy Thôi má má
trói ngay lại. Thôi má má biết sắp gặp chuyện chẳng lành, vội sụp xuống
nói:
- Xin phò mã tha tội cho! Xin phò mã tha tội cho!
Một mặt quay lại cầu cứu.
- Xin công chúa hãy cứu mạng tôi! Hãy cứu tôi!
Công chúa nhanh :Dng bước tới chụp áo Hạo Trinh.
- Chàng định làm gì vậy? Hãy thả bà ấy ra!
Hạo Trinh đẩy công chúa qua một bên, trừng mắt.
- Công chúa hãy nghe nầy. Cô đã liên kết với cái tay Đa Long kia
tạo ra bao nhiêu sóng gió ở Vương Phủ nầy, lại còn xúi mụ Thôi nầy ra
tay đẩy Ngân Sương té lầu, xẩy thai... Cô tưởng cô là công chúa rồi muốn
làm gì thì làm ư? Nhưng cô đừng quên rằng cô đã được gả cho tôi, cô đã
là vợ tôi! Tôi là chồng thì tôi cũng có quyền xử dụng gia phép để trị
cô. Bắt đầu từ hôm nay, cô như bị bỏ vào lãnh cung. Tôi sẽ không còn qua
lại với cô nữa. Còn cái mụ Thôi nầy, thì mụ ta phải đền mạng cho đứa
con đã mất của tôi. Mụ ta phải được đưa vào tù lãnh phạt!
Công chúa thấy thái độ đằng đằng sát khí của Hạo Trinh, vội xuống nước:
- Oan cho tôi lắm, phò mã ơi! Tôi không hề liên kết với gì với tay
Đa Long. Tự tay hắn dẫn xác đến, tôi cũng không hề xúi dục Thôi má má
đẩy Ngân Sương xuống lầu. Đó hoàn toàn là tai nạn...
Thấy thị vệ sắp giải Thôi má má đi, công chúa năn nỉ.
- Hãy thả Thôi má má của tôi ra. Bà ấy là vú nuôi mà cũng là người
thân thích nhất của tôi ở đây. Hạo Trinh! Anh đã hiểu lầm rồi! Đừng làm
vậy!
Hạo Trinh lạnh lùng:
- Vậy à? Hiểu lầm hay không bây giờ cũng chẳng cần. Chỉ biết là bi
kịch đã xảy ra và không có gì cứu vãn được nữa, bà ta phải bị trừng
trị!
Rồi quay sang đám thị vệ, Hạo Trinh ra lệnh.
- Đưa mụ ta đi!
Công chúa sợ hãi, vội chạy ra kêu người của mình.
- Bọn bây đâu? Bọn bây đâu cả rồi?
Thấy đám cận vệ của mình đứng yên, công chúa quay sang đám thị vệ của Hạo Trinh và nói.
- Chúng bây muốn đưa Thôi má má đi thì hãy đưa ta đi trước đi!
Đám thị vệ của Hạo Trinh tuy làm theo lệnh chủ nhưng nào có dám
động đến công chúa. Thế là hai phía ở trong tư thế hoàn toàn khó xử.
Tiến thoái lưỡng nan. Bọn thị vệ của Hạo Trinh muốn đưa Thôi má má đi
cũng không được vì công chúa áng phía trước. Bên ngoài còn có đám cận vệ
của công chúa nữa.
Hạo Trinh nghiêm giọng với đám thị vệ của công chúa.
- Bọn bây định nổi loạn ở Vương Phủ nầy à?
Thấy chúng đứng yên Hạo Trinh quay sang công chúa.
- Cô gây chiến như vậy còn chưa đủ sao? Bây giờ muốn máu chảy ở đây nữa, cô mới hài lòng à?
- Không phải! Không phải như vậy!
Công chúa làm lành khoát tay ra lệnh cho lính mình đứng qua một bên, rồi quay sang Hạo Trinh, dịu giọng.
- Coi như chuyện hôm qua là thiếp đã sai, thiếp xin lỗi chàng?
Nhưng mà, xin chàng đừng đưa Thôi má má của thiếp đi. Thiếp không muốn
điều đó xảy ra lúc nầy.
Hạo Trinh nói:
- Được! Không đưa đi thì xử ngay tại chỗ! Thị vệ đâu thi hành ngay!
Một thị vệ của Hạo Trinh, vội bước ra, lấy giải lụa trắng trong
người ra quấn quanh cổ Thôi má má, làm bà nầy kinh hải kêu lên!
- Công chúa ơi! Công chúa, hãy cứu mạng tôi!
Chỉ kêu được mấy tiếng, giải lụa đã xiết lại làm đôi mắt mụ ta
trợn trừng. Công chúa thấy vậy hồn phi phách tán. Vội quỳ xuống trước
mặt Hạo Trinh, van xin.
- Đừng! Đừng như vậy! Thiếp xin chàng. Thôi má má với thiếp tình
sâu nghĩa nặng. Thiếp xem bà ấy như mẹ đẻ. Bây giờ thiếp quỳ xuống đây.
Thiếp không còn là công chúa, không dám lấy cái tư cáchh đó nữa. Thiếp
xin dập đầu cầu xin chàng tha mạng cho Thôi má má. Chàng hãy thương
tình. Thiếp bây giờ là người đàn bà cô đơn, chẳng được chồng thương, chỉ
có Thôi má má là chỗ dựa... Thiếp xin chàng hãy tha cho bà ấy.
Công chúa lúc quá sợ hãi đã nói liên tục, dập đầu liên tục. Tất cả
những người hiện diện lúc đó đều bất ngờ, kể cả tay thị vệ thi hành án.
Kịp lúc đó Vương Gia và Tuyết Như phu nhân đến nơi. Vương Gia vừa thấy đã giật mình.
- Mi làm gì vậy? Mi dám tự tiện xong vào dinh công chúa lại tự ý
xử dụng hình phạt. Mi có biết là mi làm gì không? Mau mau thả người ra!
Hạo Trinh quay qua Vương Gia.
- Ở trong phủ của chúng ta, chuyện tự ý xử dụng hình phạt là
chuyện quá thường xảy ra rồi. Đâu phải chỉ mới bây giờ? Đấy những chuyện
còn sờ sờ đó? Tiểu Khấu Tử bị đòn, A Khắc Đan bị phạt, Ngân Sương bị
thẩm vấn rồi bị người ta mưu sát... Vậy thì những chuyện đó phải giải
quyết làm sao? Nếu đã có biệt lệ như vậy, thì thêm hay bớt một lần nữa
cũng nào có nghĩa lý gì? Cái mụ Thôi nầy đã gây ra bao nhiêu chuyện động
trời. Con thù mụ ta thấu xương... Hôm nay con muốn mụ ta phải đền mạng.
Vương Gia trừng mắt.
- Hạo Trinh! Không lẽ mi không còn nghe lời của ta ư?
Ông bước tới nắm lấy tay Hạo Trinh nghiêm giọng.
- Ta biết chuyện Ngân Sương bị áp bức, rồi con bị mất con, những
điều đó làm con giận, con bất bình, nhưng mà trên đời nầy có cái gì toàn
hảo đâu? Con cũng đừng nên chỉ thấy cái xấu của kẻ khác. Dù gì thì bây
giờ mưa đã qua, trời lại sáng rồi cái địa vị của Ngân Sương đã được cả
nhà thừa nhận. Chẳng còn ai thắc mắc cũng như hoài nghi về sự trinh bạch
của nó. Người ta nói nếu không có chuyện mất của làm sao cứu được
người? Con bây giờ cũng còn trẻ, thì lo gì không có con? Năm nay không
được làm cha thì sang năm. Chứ nếu bây giờ vì chuyện đó mà con lại giết
người có phải là gây thêm oan nghiệt nữa không?
Hạo Trinh nhìn cha. Dưới cái ánh mắt nghiêm nghị nhưng đầy cảm
thông và những lời phân tích thiệt hơn làm Hạo Trinh mềm lòng phần nào.
Chàng quay sang công chúa nói.
- Vì có sự can thiệp của cha nên ta tha cho mụ Thôi một lần, nhưng
mà phải nhớ. Cái món nợ nầy ta không quên đâu. Ta sẽ ghi sổ để đó. Công
chúa nghe rõ chứ? Và cũng chính cha ta vừa rồi xác định. Vị trí của
Ngân Sương trong nhà nầy đã được mọi người công nhận. Nếu các người mà
còn bịa đặt chuyện nầy chuyện nọ để vu khống ta sẽ không tha cho đâu. Ta
cũng nghiêm khắc cảnh cáo nếu công chúa mà quay về cung lần nữa để tố
ta với vua cha, thì cứ tự tiện, ta sãn sàng vào hầu. Nhưng coi chừng hậu
quả con người ta sinh ra đời sống chết có số giàu sang có số. Ta không
sợ đâu!
Công chúa quỳ đó cả người run rẩy. Cứu được Thôi má má, công chúa đã quá mừng rồi, dám đòi hỏi gì hơn? Công chúa dập đầu.
- Dạ... Thiếp không dám! Không dám làm bậy gì nữa đâu!
Hạo Trinh bấy giờ mới khoát tay, đám thị vệ của chàng rút lui. Vương Gia nhìn cảnh đó thở dài, nói với công chúa.
- Thôi chuyện cũng chưa có gì xảy ra, thì cũng nên kết thúc đừng gây thêm phiền toái đến tai Hoàng Thượng mà chẳng vui.
Rồi Vương Gia, Phước Tấn, Hạo Trinh và đám thị vệ kéo đi hết. Còn
lại Công chúa nhào tới cởi giải lụa cho Thôi má má. Đến lúc đó Thôi má
má vẫn chưa hoàn hồn. Công chúa cũng vậy. Người lẩm bẩm như kẻ mộng du.
- Ta đã sớm biết mà... Ta không cự lại với nó đâu... Làm sao có
thể đụng đến nó được? Vì nó nào phải là người? Nó là hồ ly tinh! Hồ ly
tinh! Chắc chắn như thế!
04-02-2004, 12:59 AM
Chương 18
Cũng từ đó, cái tin đồn. Ngân Sương không phải là người mà là “Hồ ly
tinh” hay nói đẹp hơn là “Hồ tiên cô” được lan rộng ra. Không phải chỉ ở
Vương phủ mà cả vùng lân cận. Đã là tin đồn tức là những gì không có
thường loan truyền rất nhanh, nhất là những chuyện liên hệ đến thánh
thần, yêu quái. Để trở thành câu chuyện truyền khẩu mua vui trong các
buổi hội họp, tiệc tùng, tán gẫu. Thành viên trong Vương phủ lại nhiều
quá, phần lớn là a đầu, thị vệ, lính canh, nô bộc. Họ xuất thân từ đám
thị dân ít học, nên chuyện này còn dẽ bị thêu dệt, huyền thoại hóa thêm.
Khi chuyện đã trở thành truyền khẩu thì không có gì có thể cản ngăn được.
Chính Ngân Sương, Hạo Trinh rồi Vương gia cũng nghe chuyện đó. Ngân Sương đã ngạc nhiên.
- Ta là Hồ ly ư? Con chồn lông trắng hiện hình người để trả ơn cứu tử? Tại sao người ta lại nói vậy? Sao họ lại ác ý thế?
Trong khi Tiểu Khấu Tử lại nghĩ khác, anh chàng nói.
- Như vậy thì cũng hay đó chứ? Bởi vì khi họ nói họ có vẻ vừa sợ,
vừa kính trọng. Có cả cung nữ còn lén mang hình của “Dì Bạch” ra thờ
nữa. Vì vậy, tôi nghĩ. Chuyện đó chẳng có hại mà có lợi, nó như tấm bình
phong chắn cho dì Bạch không để ai xâm phạm. Vậy thì cứ để mặc họ loan
truyền đi!
Còn Hạo Trinh? Nhìn Ngân Sương với thái độ khó hiểu.
- Hồ tiên cô? À...... Cũng đúng thôi, vì em thích mặc áo trắng nên
biến thành chồn trắng chứ gì? Vậy thì để từ từ xem. Em có chút phép
tiên nào để khiến anh chán em không?
Ngân Sương thì có vẻ lo lắng.
- Nếu em thật sự là chồn tinh, em phải biến em ra thật nhỏ, như thế nầy nầy....
Ngân Sương đưa tay ra so sánh. Hạo Trinh chưa hiểu thì Ngân Sương đã giải thích.
- Vì như vậy, anh có đi đến đâu cũng mang em theo được, đến đó, em
sẽ núp trong cánh tay áo của anh, em có thể cùng anh vào chầu vua, hoặc
cùng vua đi săn bắn...
Hôm ấy, vào đầu một ngày tháng chín. Mùa thu là mùa săn. Hoàng
thượng lại giáng chỉ, sẽ tổ chức một buổi săn bắn trong rừng. Vương gia,
Hạo Trinh, Hạo Tường đều được chỉ định theo hầu.
Đoàn tùy tùng lần săn đó thật lớn, tháp tùng theo có đủ cả Vương
thất, tử đệ với Vương Công đại thần trong triều, vì vậy mà cả Vương gia
và hai con đều có mặt. Đây là một vinh dự hiếm có, nhưng mà Hạo Trinh
lại không vui. Bởi vì chuyến đi này nào có nhanh :Dng kết thúc, nó sẽ
kéo dài tùy theo sở thích của nhà vua. Ngắn thì khoảng mười hôm, mà dài
thì trên tháng. Mà trong cái khoảng thời gian dài không có chàng ở nhà.
Ngân Sương ở cạnh công chúa như chuột gần mèo, lại chẳng có người bảo
vệ. Đó là nguyên nhân khiến Hạo Trinh không yên tâm.
Bà Tuyết Như nhận ra điều đó, trấn an.
- Đừng lo, có ta mà! Con cứ yên tâm mà đi hầu vua. Vua đang thích
con đấy. Đừng để người phật lòng. Riêng công chúa chẳng làm gì được Ngân
Sương đâu, có ta bảo vệ! Ta sẽ bảo vệ nó hết sức mình. Bởi vì ta quý nó
hơn cả con ruột của ta. Con cứ yên tâm đi. Ngân Sương sẽ được ở bên
cạnh tạ Có ta, chẳng ai dám lộn xộn!
Tần má má cũng tiếp lời.
- Công chúa bây giờ khác công chúa ngày trước. Tôi để ý thấy, từ
lúc tiểu gia muốn giết Thôi má má đến giờ, bà ấy đã thay đổi nhiều,
không còn hung dữ như trước. Nghe cung nữ Tiểu Ngọc nói thì sau trận đó.
Công chúa đã sợ khiếp đi, không chỉ vì sự cứng rắn của thiếu gia, mà
còn vì những lời đồn “Hồ tiên cô”. Chỉ cần nghe đến tên Dì Bạch là bà ấy
đã run bây bẩy. Đâu có lý do gì mà đến gây chuyện với Ngân Sương nữa
chứ?
Hạo Trinh cứ không yên tâm.
- Thôi thì thế này vậy. Tôi sẽ để A Khắc Đan và Tiểu Khấu Tử lại nhà bảo vệ cho Ngân Sương!
Ngân Sương nghe nói đã khước từ.
- Không được! Không được! Đâu cần phải sợ như thế? Em cũng đâu có
đến nỗi nào. Ở trong Vương phủ lại có mặt đông đủ người, thì đâu có
chuyện gì nguy hiểm xảy ra. Chàng cứ đi đi. Ra ngoài mới cần người bảo
vệ Tiểu Khấu Tử và A Khắc Đan bên cạnh chàng. Như vậy em mới yên tâm!
Cuối cùng, sau những tính toán cân nhắc, A Khắc Đan được theo hầu
Hạo Trinh, còn Tiểu Khấu Tử được lệnh ở lại nhà. A Khắc Đan có sức khỏe
hơn người, nhưng có cái hữu dõng vô mưu, nên dễ gây sự, còn Tiểu Khấu Tử
tay thư sinh nho nhỏ, nhưng tính toán nhạy bén, có thể ứng phó sự việc
dễ dàng hơn.
Thế là Hạo Trinh lên đường.
Tuy chỉ là một cuộc tạm biệt, nhưng giữa Hạo Trinh và Ngân Sương
cũng có một cuộc chia tay ngậm ngùi. Họ chong đèn ngồi cạnh nhau, thủ
thỉ điều căn dặn. Khung cảnh hạnh phúc hoàn toàn khác hẳn bên dinh công
chúa.
Nhưng có thế nào, thì sáng hôm sau Hạo Trinh, Hạo Tường và Vương
gia cũng phải ra đi. Vương phủ mà cùng một lúc lại vắng mặt ba người đàn
ông bề thế nhất, thì cái khung cảnh ở Vương phủ cũng buồn tẻ đi thật
nhiều.
Theo lệnh của bà Tuyết Như, Ngân Sương mỗi ngày mang kim chỉ qua
phòng Tuyết Như phu nhân, ngồi ở đấy thêu thùa. Hết thêu đai lưng cho
Hạo Trinh đến khăn tay rồi ví tiền, áo đại lễ... Ngân Sương thêu rất
khéo. Bà Tuyết Như thường ngồi đối diện nhìn Ngân Sương thêu với ánh mắt
trìu mến. Chưa bao giờ bà cảm thấy yên ổn, hạnh phúc hơn bây giờ. Ngân
Sương là con gái của ta! Đứa con gái út, mất đi lại trở về. Mấy lần bà
muốn ôm vào lòng bày tỏ nỗi niềm. Nhưng rồi cố nén xuống để khỏi phải
hành động một cách kém suy nghĩ.
Hạo Trinh đi được mấy ngày đầu. Vương phủ trôi qua trong êm ả
chẳng có chuyện gì xảy ra. Nhưng rồi, sau đấy có tin ở dinh công chúa.
Công chúa đã ngã bệnh.
Các thầy thuốc giỏi nhất được vời đến. Bà Tuyết Như thấy lo lắng. Bà kéo cả Phiên Phiên sang phòng công chúa vấn an.
Công chúa nằm trên giường, người uể oải, đôi mắt thất thần. Nói
năng rối loạn. Bà Tuyết Như thấy căng thẳng. Sao lạ vậy? Chỉ mới có mấy
ngày. Bệnh lại trở nặng nhanh :Dng vậy sao? Nếu có chuyện gì không hay
xảy ra thì biết ăn làm sao, nói làm sao với Hoàng Thượng? Thầy thuốc đến
bắt mạch, ra toa, thì phần lớn đều cho thuốc bổ bồi dưỡng nguyên khí,
hoặc cảm mạo thương hàn. Thuốc uống vô chẳng thấy một chút hiệu quả nào
hết.
Công chúa ngày qua ngày lại gầy yếu tiều tụy đi. Sau đó lại biếng
ăn, biếng uống, từ chối cả thuốc men. Mà nào chỉ có vậy? Công chúa cũng
không chịu nằm yên trên giường. Cứ đứng dậy đi tới đi lui trong phòng,
đôi lúc lại bực dọc như con thú dữ bị nhốt. Chỉ cần trông thấy ánh sáng
hoặc cành cây lay động ngoài cửa sổ, là sợ hãi hét la. Công chúa bấu
chặt lấy Thôi má má, kêu lên.
- Con chồn tinh! Con chồn kìa! Nó đến để bắt ta đấy! Nó đến đây báo thù... Nó đang đứng bên ngoài cửa sổ!
Thôi má má phải vội vã đóng kín của sổ lại. Kín như bưng, không để cả gió lọt vào. Bà vừa sợ, vừa đau lòng nói.
- Không có đâu! Công chúa đừng sợ, tôi đã đóng hết cửa rồi, nó không vào được đâu!
Công chúa trợn mắt, nhình quanh, khi đã thấy không có gì để sợ
nữa, mới yên tâm ngồi xuống, nhưng chẳng được bao lâu, lại nhìn lên ngọn
đèn nói.
- Nó đã vào rồi kìa! Vào đến rồi! Có làm thế nào cũng vô dụng
thôi. Nó là Hồ ly tinh mà... Ở đâu nó lại không đến được? Mi nhìn xem!
Nhìn xem! Ta chống không lại nó nữa rồi!
Rồi ôm lấy Thôi má má, công chúa lại run rẩy.
- Nó tìm cách đẩy phò mã đi! Nó cô lập ta! Nó muốn đối phó với ta
mà... Hiện giờ... Nó đang ở trong cái phòng nầy đây, mi có thấy vậy
không?
Mắt công chúa trợn ngược nói.
- Đó! Gió ào ào thổi... Mi có nghe không? Vậy là nó đã đến! Nó đang đến!
Thôi má má nghe công chúa nói, càng kinh hãi, vội nói.
- Công chúa! Hay là chúng ta hãy rời khỏi nơi nầy? Quay về cung
vua đi. Cần phải rời khỏi nơi đáng sợ nầy ngay. Công chúa thấy thế nào?
Công chúa lùi lại sát bên Thôi má má, nói như hét lên:
- Không được! Ta làm sao có thể hồi cung được, ta về đấy rồi Hạo Trinh tìm không thấy ta, chàng sẽ nghĩ sao?
- Ông ấy!
Thôi má má ngẩn ra nhìn công chúa thấy thái độ ngây dại của công chúa mà đau lòng. Nên vừa định nói:
- Ông ấy không hề quan tâm chuyện đó đâu.
Đã ngưng lại, chỉ thở dài. Vậy thì... mình phải làm sao? Phải làm sao bây giờ?
Cung nữ Tiểu Ngọc lo thuốc thang bên cạnh, chợt lên tiếng.
- Con thấy thì... Công chúa cứ uống thuốc thế nầy, chẳng có một tí
kết quả nào đâu, đây không phải là bệnh tật thông thường, mà là... Bệnh
tà. Có thể là vì công chúa đã xúc phạm đến “Hồ tiên cô”. Vậy sao chúng
ta chẳng nhờ đến một vị đạo sĩ đó có phép thuật cao cường giúp đỡ?
Công chúa vừa nghe nói tới đạo dĩ, mắt chợt sáng lên như vớ được phao:
- Đạo sĩ à? Đúng rồi! Đúng rồi! Mi phải kiếm cho ta một vị đạo sĩ, mời ông ta đến đây ngay.
Thế là đạo sĩ được mời vào dinh công chúa.
Vị đạo sĩ, một tay cầm chuông, một tay cầm phất trần, mắt nửa nhắm
nửa mở cứ đi vòng vòng trong sân, chiếc chuông trong tay lắc “keng!
keng!”. Miệng đọc thần chú bằng tiếng gì không rõ. Rồi đột nhiên dừng
lại, mắt hướng về phía đông “À” lên một tiếng nói.
- Đúng rồi! Ở đây có quỷ lộng hành!
Công chúa hướng mắt về phía lão đạo sĩ chỉ. Rõ ràng đấy là hướng của “Tịnh Tự Sơn Phòng”
- Thật vậy ư? Như vậy, ta phải làm sao bây giờ?
- Thì phải lập đàn hương án. Rồi công chúa giữ thân chay tịnh tập
trung tư tưởng, ngồi ở đàn sau. Còn cái người do Hồ ly tinh hóa thân thì
phải bị bắt trói lại để ngồi phía trước đàn. Bần đạo lúc đó mới làm
phép giải.
Thôi má má nghe nói, lặng người đưa tay sờ cổ, run rẩy.
- Nhưng mà... Dì Bạch đó... Bọn tôi chẳng ai dám động đến. Chớ đừng nói là trói lại, không được đâu! Không được đâu!
Đạo sĩ nói.
- Vậy thì cứ mời cô ta đến đây, phần còn lại bần đạo sẽ thi hành
các vị đừng sợ gì cả. Bần đạo có phép thuật cao cường. Nếu cần sẽ đấu
phép với nó, bắt nó phải hiện nguyên hình và mọi lời nguyền sẽ được hóa
giải cả!
Thôi má má kinh ngạc.
- Bắt nó hiện nguyên hình được à?
Vị đạo sĩ gật đầu. Thôi má má tràn trề hy vọng.
- Vậy thì chỉ có cách đó. Nó mà hiện nguyên hình rồi thì những người bị nó ám, mới có thể tỉnh ngộ được!
Vị đaọ sĩ khoát tay một cách tự tin:
- Tự nhiên như thế! Bất kể một ai, nam cũng như nữ bị ám, đều sẽ tỉnh ngộ hết. Không còn bị nó phỉnh gạt!
Thôi má má nghĩ. Nếu mà phò mã có thể tỉnh ngộ, rồi bà Phước Tấn
nữa thì công chúa sẽ khỏe mạnh, sẽ thoát khỏi bệnh tà... Lúc đó phò mã
sẽ quay về với công chúa. Như vậy còn gì hơn?
Thế là Thôi má má quay qua nháy mắt ra hiệu với công chúa. Bằng
mọi cách, bằng mọi giá phải triệu cho được Ngân Sương đến nơi nầy!
Sáng hôm ấy, Ngân Sương vừa mới rửa mặt, chải tóc xong, đang chuẩn
bị sang phòng bà Tuyết Như thì Thôi má má xuất hiện. Bà ta quỳ trước
mặt Ngân Sương, với giọng ai oán.
- Dì Bạch ơi, tôi xin dì hãy mở lượng từ bi sang dinh công chúa.
Tôi chỉ cần dì đứng trước giường công chúa nói cho công chúa biết là dì
đã tha thứ tất cả những lỗi lầm cũ. Để công chúa yên tâm. Chứ bây giờ
bệnh công chúa nặng lắm, mà chúng tôi chẳng còn cách nào khác. Bệnh công
chúa thuộc vào loại tâm bệnh. Không có dì cứu sợ lành ít mà dữ nhiều.
Thôi má má lại dập đầu, khóc lớn.
- Chuyện trước kia, tôi làm dì ngã té. Đó là cái tội đáng chết của
tôi. Vậy mà dì còn tha thứ được. Nếu lần nầy, mà dì giúp được cho công
chúa tôi khỏi bệnh. Thì dì có muốn thế nào, tôi cũng cam lòng... Tôi
biết dì là người tốt, không dám làm phiền dì nhiều nhưng dì cũng thông
cảm cho, chỉ lần này nữa thôi. Công chúa dù gì giờ cũng là người của phò
mã... mà bây giờ lại không có phò mã ở nhà. Tôi không biết cầu cạnh ai
ngoài gì giúp cho.
Ngân Sương nghe nói cảm động. Thật ra thì từ khi nghe công chúa
bệnh. Ngân Sương cũng muốn quên hết chuyện cũ, nàng cũng muốn sang vấn
an công chúa, nhưng cứ bị Tuyết Như phu nhân ngăn cản. Ngân Sương cũng
biết người ta đồn nàng là “Hồ Tiên Cô” nhưng lại nghĩ. Họ đồn mà không
thấy gì rồi cũng chán nản, cũng chẳng hại gì ta, nên cũng không để ý đề
phòng. Với Ngân Sương mọi thứ quá đơn giản. Ngân Sương chỉ mong công
chúa hồi tâm, xem Ngân Sương như người nhà là được. Ngân Sương biết cuộc
sống lâu dài cần có cái tình cảm đó, nhất là khi hai người cùng lúc thờ
một chồng. Vì vậy Ngân Sương vội vàng đỡ Thôi má má lên. Nhiệt tình
nói.
- Được rồi, tôi sẽ cùng bà đến đó ngaỵ Chỉ cần công chúa tâm thần an ổn là tôi vui rồi. Ta cùng đi vậy.
Tiểu Khấu Tử thấy vậy, ngăn lại.
- Không được, nếu dì Bạch muốn đi hãy cùng Phước Tấn phu nhân đi.
Ngân Sương lắc đầu.
- Sao vậy? Tiểu Khấu Tử, đây chỉ là chuyện nhỏ đừng có làm kinh động mọi người.
Nói xong, Ngân Sương theo chân Thôi má má đi ra ngoài. Linh tính
của Tiểu Khấu Tử cho biết có chuyện không ổn, nên vội vã chạy sang phòng
của Phước Tấn phu nhân báo tin ngay.
Khi Ngân Sương cùng Thôi má má vừa bước vào dinh của công chúa,
thì đôi cánh cửa dinh đóng sập lại, nhốt cả Hương Kỳ bên ngoài.
Ngân Sương kinh hãi, chưa kịp hoàn hồn, thì bị một sợi dây thừng
lớn từ bên phải bay qua, rồi một sợi dây khác từ bên trái nữa. Hai sợi
dây tạo thành một cái gút buộc chặt Ngân Sương ở giữa. Trước mặt Ngân
Sương là hai đạo sĩ nhỏ đi chéo theo hai hướng đối nghịch. Miệng lẩm bẩm
thần chú nghe không rõ.
Ngân Sương mở to mắt kinh ngạc chưa biết gì xảy ra, nàng nhìn xa
tới trước hơn. Thì lại thấy một tế đàn. Rồi một lão đạo sĩ ngồi phía sau
đàn. Mắt nhắm nghiền miệng đang lâm râm khấn. Chiếc chuông trên tay
trái thì rung liên hồi. Còn tay phải, thì đang bắt ấn trước ngực. Phía
sau vị đạo sĩ nọ, trên nền đất, có vẻ một chiếc bùa bát quái. Công chúa
thì ngồi ở giữa lá bùa kia, mắt cũng nhắm nghiền. Bất động, Ngân Sương
lớn tiếng kêu.
- Công chúa ơi! Công chúa làm gì đó? Hãy thả tôi ra! Thả tôi ra!
Nhưng công chúa vẫn ngồi yên. Còn tay đạo sĩ thì đập chuông liên
hồi lên đàn tế. Mắt hắn bất đầu mở ra nhìn chầm chầm về phía Ngân Sương,
làm nàng hoảng sợ Ngân Sương lùi ra sau. Nhưng lão đạo sĩ đã chồm tới.
Hắn ngậm một ngụm nước trong miệng và phung thẳng vào mặt Ngân Sương.
Nàng kinh hãi quá, hét to.
- Đừng! Đừng có làm như vậy!
Hai tiểu đạo sĩ sợ Ngân Sương chạy thoát nên nắm hai đầu dây kéo mạnh thêm, xiết chặt Ngân Sương lại.
Lúc đó đạo sĩ già lại đổi chuông bằng một thanh kiếm gỗ. Trên đầu
thanh kiếm có một lá bùa màu vàng. Lão đưa cao tay kiếm lên, quơ quơ
trước mặt Ngân Sương, miệng lẩm bẩm.
- Bái thiên địa thần linh nhật nguyệt, dùng ánh sáng để sứ giả
truyền lệnh đồng tử, thần thông khiển binh, khiển tướng cưỡi bạch mã phá
lưỡi báo kiếm phá tan xiềng xích, cứu lượng ngưu dân, cấp cấp như luật
lệnh....
Niếm tới niệm lui một hồi. Lão ta lại đưa lá bùa về phía lò hương
đốt đi. Rồi lại quơ quơ thanh kiếm trước mặt Ngân Sương. Hét lớn.
- Tất cả vận xấu bệnh tai theo tro tàn mà bay hết!
Rồi hất hết tro lò về phía Ngân Sương làm nàng vừa ngộp vừa sặc. Ngân Sương sợ hãi hét to.
- Ối!
Bụi tro dơ bẩn đã ụp cả vào người nàng. Lão đạo sĩ lại lớn tiếng.
- Ma quái, quỷ hồ! Hãy hiện hình ngay lập tức!
Rồi lại lấy chén huyết gà đặt trên bàn, tưới mạnh lên người Ngân Sương. Nàng hét lên:
- Đừng! Tại sao mấy người cư xử với tôi như vậy? Tại sao? Tôi đâu có phải là hồ ly đâu? Tôi là người cơ mà?
Lão đạo sĩ chẳng đếm xỉa gì đến lời nói của Ngân Sương, đổ thêm
một xô nước có pha rượu lên người nàng. Rồi ông ta lại chụp lấy chiếc
chuông đồng, lắc nhanh trước mặt Ngân Sương, miệng niệm chú phun nước,
ném tro, rưới máu gà... liên tục như vậy.
Ngân Sương bị ngộp nhưng không làm sao thoát khỏi được sợi dây thừng quấn quanh, nàng chỉ biết vùng vẫy la hét.
- Trời ơi! Trời ơi! Sao vầy nè? Cứu tôi! Cứu tôi với!
Cả người Ngân Sương ướt nhem, dình đầy tro tàn hương, máu gà, nước, rượu...
Ngay lúc đó, bà Tuyết Như, Tiểu Khấu Tử... mới kéo đến. Từ xa họ
đã nhìn thấy khói bụi bốc lên, mà không biết chuyện gì xảy ra bên trong
dinh. Họ dùng cả sức bình sanh đẩy mạnh vào cửa.
- Mở cửa! Mở cửa! Mấy người làm gì thế?
Cửa không mở được, nhưng nhìn qua cửa sổ, họ đã có thể thấy những gì đang xảy ra bên trong. Bà Tuyết Như giận dữ.
- Mấy người làm gì vậy? Thật là quá đáng! Mở cửa ra mau. Thôi má má mi muốn mất mạng phải không?
Bên trong sân, đám đạo sĩ căng thẳng, nhưng chẳng ai để ý gì đến
lời của bà Tuyết Như, Tiểu Khấu Tử chạy vội qua phòng luyện võ, gọi thêm
mấy tay võ công cao cường đến tiếp cứu.
Lúc đó Ngân Sương mình mẩy ướt lem. Tro tàn và máu gà tanh tưới
lên làm Ngân Sương vừa ho vừa sặc. Ngân Sương chỉ còn biết khóc lớn. Hai
tay đạo sĩ trẻ buông lơi dây thừng hỏi lão đạo sĩ già.
- Sư phụ, nó không chịu hiện nguyên hình, ta phải làm gì bây giờ?
Thôi má má cũng sợ hãi, nắm lấy tay lão đạo sĩ.
- Ban nãy mi đã nói là sẽ làm nó hiện nguyên hình. Thế thì... Bây giờ làm sao đây?
Nhìn ra thấy cửa đã được phá. Đám đông đang tràn vào, Lão đạo sĩ lắp bắp nói.
- Chuyện nầy... chuyện nầy... Nó phép thuật cao cường quá, bần đạo không đủ sức, đánh không lại vô phương... vô phương...
Ông ta quay sang hai đệ tử, khoát tay.
- Bọn bây đi nào! Chúng ta phải rút lui ngay.
Rồi thừa lúc lộn xộn, lão dẫn hai để tử chuồn mất. Mục đích Bà
Tuyết Như là cứu Ngân Sương, chứ không để ý đến lão đạo sĩ hay Thôi má
má. Vì vậy bỏ mặc họ, bà chỉ chạy đến trước mặt Ngân Sương, vội vàng mở
lây dây trói, rồi lau chùi những vết bẩn trên người Ngân Sương. Bà nghẹn
ngào nói.
- Đứa con khốn khổ của ta ơi! Ta thật là vô dụng đã biết là con
gặp nạn mà đành trơ mắt ngó để con phải bị đọa đày... Tại sao vậy? Sao
con khổ như vậy? Càng thấy con khổ, ta càng khổ tâm. Càng không thiết
sống, con biết không?